FAQ

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 17)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 17) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

 

Câu 1: Kế hoạch Nava mà Pháp – Mỹ áp dụng ở Đông Dương là kế hoạch trong trạng thái:
A. thế mạnh và thế thắng của Pháp – Mỹ.
B. nỗ lực cuối cùng của Pháp – Mỹ.
C. kế hoạch có quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. có sự đầu tư lớn nhất của Mỹ.
Đáp án: B.

Câu 2: Mục tiêu cao nhất của Kế hoạch Nava năm 1953 – 1954 là:
A. giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
B. giành chiến thắng quyết định về mặt quân sự để chiếm ưu thế trên bàn đàm phán.
C. giành chiến thắng quyết định về mặt quân sự để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
D. đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương.
Đáp án: C.

Câu 3: Kế hoạch Nava ở Đông Dương bước đầu bị phá sản bởi các chiến thắng nào của quân dân ta?
A. Chiến thắng trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Chiến thắng trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954.
C. Chiến thắng của Chiến dịch Tây Bắc.
D. Chiến thắng của Chiến dịch Thượng Lào.
Đáp án: B.

Câu 4: Trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954, ta buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó ở các điểm:
A. Điện Biên Phủ, Sênô, Luông Phabang, Plâycu.
B. Lai Châu, Thượng Lào, Tây Bắc, Kon Tum.
C. Lai Châu, Trung Lào, Thà Khẹt, Sênô.
D. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Phongxalì, Plâycu.
Đáp án: A.

Câu 5: Trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954, quân dân Việt Nam đã phối hợp với quân dân Lào thông qua các chiến dịch:
A. Sênô và Luông Phabang.
B. Trung Lào và Thượng Lào.
C. Phongxalì và Xavanakhét.
D. Tây Lào và Đông Bắc Lào.
Đáp án: B.

Câu 6: Địa bàn chiến lược đầu tiên mà quân dân ta đã buộc Nava phải điều quân tập trung chiếm giữ là:
A. Tây Bắc.
B. Lai Châu.
C. Plâycu.
D. Điện Biên Phủ.
Đáp án: D.

Câu 7: Điện Biên Phủ trở thành vị trí chiến lược quan trọng mà Nava chọn xây dựng thành cụm cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương sau khi:
A. mới đến Đông Dương.
B. trong bước 1 của Kế hoạch Nava.
C. trong bước 2 của Kế hoạch Nava.
D. thất bại trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954.
Đáp án: D.

Câu 8: Sau khi xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm với 49 cụm cứ điểm bao gồm ba phân khu: Trung tâm, Bắc và Nam, Pháp – Mỹ xem Điện Biên Phủ như là:
A. pháo đài bất khả xâm phạm.
B. pháo đài mạnh nhất Đông Nam Á.
C. căn cứ quân sự mạnh nhất Đông Dương.
D. vị trí chiến lược mạnh nhất thế giới.
Đáp án: A.

Câu 9: Trận Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, diễn ra tại:
A. núi rừng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên.
B. lòng chảo Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu.
C. lòng chảo Điện Biên, tỉnh Sơn La.
D. cụm cứ điểm Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu.
Đáp án: B.

Câu 10: Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn,…”. Đợt tấn công nào tại Điện Biên Phủ thể hiện rõ nhất ý thơ này?
A. Tấn công phân khu phía Bắc.
B. Tấn công phía đông phân khu Trung tâm.
C. Tấn công phân khu phía Nam.
D. Tấn công vào hầm Đờ Cátxtori.
Đáp án: B.

Câu 11: Trong ba đợt tấn công quân Pháp tại Điện Biên Phủ, đợt tấn công thứ hai đặc biệt khó khăn và quyết liệt vì lý do:
A. hệ thống phòng ngự của Pháp được củng cố vững chắc.
B. yếu tố bất ngờ không còn trong đợt này.
C. bộ đội ta bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
D. pháo binh Mỹ hỗ trợ quân Pháp mạnh mẽ.
Đáp án: B.

Câu 12: Hội nghị Genève (1954) về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi:
A. Chiến lược toàn cầu của Mỹ.
B. Chiến lược bên miệng hố chiến tranh.
C. Chiến tranh lạnh.
D. Trật tự hai cực Ianta.
Đáp án: C.

Câu 13: Thắng lợi của ta trong mùa Đông – Xuân 1953 – 1954 mở ra khả năng giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng phương thức:
A. bạo lực cách mạng.
B. đấu tranh quân sự.
C. khởi nghĩa vũ trang.
D. hòa bình.
Đáp án: D.

Câu 14: Khi Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ đã thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực:
A. Đông Nam Á.
B. Đông Dương.
C. châu Á.
D. khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án: A.

Câu 15: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 là:
A. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
B. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
C. cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. không phải các nhiệm vụ trên.
Đáp án: B.

Câu 16: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là:
A. đấu tranh chống Mỹ – Diệm.
B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. hậu phương cho miền Nam.
Đáp án: C.

Câu 17: Ý đồ thâm độc của đế quốc Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện qua sự kiện:
A. Mỹ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng (20-5-1954).
B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
C. Mỹ – Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.
D. Mỹ – Diệm hô hào “Bắc tiến”.
Đáp án: C.

Câu 18: Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước được thông qua tại Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội lần thứ II (1951).
B. Đại hội lần thứ III (1960).
C. Đại hội lần thứ IV (1976).
D. Đại hội lần thứ V (1982).
Đáp án: B.

Câu 19: Một trong hai mâu thuẫn cơ bản ở miền Nam sau năm 1954 được Nghị quyết Trung ương Đảng Lao động chỉ ra là:
A. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. mâu thuẫn giữa đồng bào Phật giáo với chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. mâu thuẫn giữa nông dân miền Nam với đế quốc Mỹ.
Đáp án: A.

Câu 20: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi 1959 – 1960 là:
A. Mỹ – Diệm phá Hiệp định Genève, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C. chính sách cai trị của Mỹ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
D. do Ngô Đình Diệm thực hiện Luật 10-59.
Đáp án: B.

Câu 21: Sự kiện lịch sử diễn ra ngày 17-1-1960 ở miền Nam là:
A. Đồng khởi ở Trà Bồng (Quảng Ngãi).
B. Đồng khởi ở Bến Tre.
C. Đồng khởi ở Ninh Thuận.
D. Đồng khởi ở Tây Nguyên.
Đáp án: B.

Câu 22: Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam đã góp phần đánh bại loại hình chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hoá chiến tranh.
Đáp án: A.

Câu 23: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ta họp vào thời gian:
A. từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1960.
B. từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960.
C. từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 9 năm 1960.
D. từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 10 năm 1960.
Đáp án: B.

Câu 24: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc nhằm thực hiện mục tiêu:
A. đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
B. xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
D. câu B và C đều đúng.
Đáp án: D.

Câu 25: Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng Đồng Xoài.
D. Chiến thắng Ba Gia.
Đáp án: B.

Câu 26: Mỹ và chính quyền ngụy ví “xương sống” của Chiến tranh đặc biệt áp dụng ở miền Nam Việt Nam là:
A. ấp chiến lược.
B. ngụy quân.
C. trực thăng vận, thiết xa vận.
D. chương trình bình định.
Đáp án: A.

Câu 27: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là:
A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
D. Tất cả các đường lối trên.
Đáp án: C.

Câu 28: Sự kiện nào ở miền Nam Việt Nam đã làm chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam?
A. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960).
B. Quân dân miền Nam đánh bại chiến tranh một phía của Mỹ.
C. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.
D. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
Đáp án: A.

Câu 29: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian:
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15.
2. Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre.
3. Phong trào Đồng khởi ở Trà Bồng (Quảng Ngãi).
A. 2, 1, 3.
B. 1, 3, 2.
C. 3, 2, 1.
D. 2, 3, 1.
Đáp án: B.

Câu 30: Hội nghị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) xác định:
A. tiếp tục thế giữ gìn lực lượng.
B. đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
D. nhân dân miền Nam phải dùng con đường bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình.
Đáp án: D.

 

Trên đây là phần 17 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.