Hỏi - Đáp

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 11)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 11) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

Câu hỏi 1: Một trong những nội dung của Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 là
A. Đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn.
B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
D. Chủ trương khởi nghĩa vũ trang.
Đáp án: A.

Câu hỏi 2: Hội nghị tháng 11 năm 1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là
A. Đánh đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
C. Chống phát xít và bọn tay sai thân Nhật.
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Đáp án: A

Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày” được Đảng ta chỉ đạo giải quyết trong thời kỳ 1939 – 1945 như thế nào?
A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để giương cao khẩu hiệu dân tộc.
B. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.
D. Cả câu A và B đều đúng.
Đáp án: A.

Câu hỏi 4: Sau ba mươi năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời điểm mà cuộc Chiến tranh thế giới
A. Chuẩn bị kết thúc.
B. Mới bùng nổ.
C. Đang bước vào giai đoạn thứ hai.
D. Đang đánh bại phát xít Đức.
Đáp án: C.

Câu hỏi 5: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Đáp án: B.

Câu hỏi 6: Nhật tiến hành đảo chính Pháp vào đêm 9 tháng 3 năm 1945 vì
A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh – Mỹ.
B. Phe phát xít đang thua to ở châu Á- Thái Bình Dương.
C. Để tránh hậu họa khi Đồng minh vào Đông Dương, Pháp sẽ dựa vào Đồng minh hất cẳng Nhật.
D. Quân đội Pháp đang được củng cố ở Đông Dương.
Đáp án: C.

Câu hỏi 7: Ngay trong đêm 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào?
A. Cuộc đảo chính Nhật – Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
B. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật.
D. Nhật đảo chính Pháp tạo thời cơ cho Cách mạng tháng Tám bùng nổ.
Đáp án: B.

Câu hỏi 8: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được ban hành.
2. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang).
3. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.
A. 3, 1, 2.
B. 3, 2, 1.
C. 2, 3, 1.
D. 2, 1, 3.
Đáp án: A.

Câu hỏi 9: Thực hiện Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì?
A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
C. Thực hiện một Cao trào “kháng Nhật cứu nước” để chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
D. Tổng khởi nghĩa để giành chính quyền trong toàn quốc.
Đáp án: C.

Câu hỏi 10: Ngày 15 tháng 5 năm 1945 diễn ra sự kiện có liên quan đến việc tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì.
C. Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
D. Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập.
Đáp án: C.

Câu hỏi 11: Thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là gì?
A. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim cùng tay sai của Nhật hoang mang.
B. Nhật đảo chính Pháp, làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn một kẻ thù.
C. Nhật lần lượt rút khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
D. Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki tiêu diệt phát xít Nhật.
Đáp án: A.

Câu hỏi 12: Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được tin về việc Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã làm gì?
A. Triệu tập ngày Hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. Triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang) để bàn kế hoạch tổng khởi nghĩa.
C. Phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Đáp án: D.

Câu hỏi 13: Tháng 8-1945, điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân Việt Nam vùng lên tổng khởi nghĩa giành lại độc lập đó là gì?
A. Sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu.
B. Sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức.
C. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.
D. Sự thắng lợi của phe Đồng minh chống phát xít.
Đáp án: D.

Câu hỏi 14: Cơ sở pháp lý về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 là gì?
A. Nước Việt Nam thật sự trở thành một nước tự do, độc lập.
B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập.
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
D. Nước Việt Nam đã hòa bình.
Đáp án: B.

Câu hỏi 15: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1945, đã quyết định vấn đề gì?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Đáp án: D.

Câu hỏi 16: Đại hội Quốc dân được tổ chức tại Tân Trào vào ngày 16 tháng 8 năm 1945 gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
D. Các đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước.
Đáp án: A.

Câu hỏi 17: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (15-8-1945).
B. Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (16-8-1945).
C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.
D. Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (4-1945).
Đáp án: B.

Câu hỏi 18: Kẻ thù của nhân dân Đông Dương trước ngày 9 tháng 3 năm 1945 là
A. Thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
B. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.
C. Phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.
D. Thực dân Pháp và đồng minh của Pháp ở Đông Dương.
Đáp án: B.

Câu hỏi 19: “Đã đến giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy sử dụng sức mình để tự giải phóng mình…”. Đây là nội dung của
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng tổ chức tại Tân Trào vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.
B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân đứng dậy khởi nghĩa.
C. Đại hội Quốc dân diễn ra tại Tân Trào vào ngày 16 tháng 8 năm 1945.
D. Bức thư Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào cả nước kêu gọi đứng dậy tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền.
Đáp án: D.

Câu hỏi 20: “Đồng bào đông đảo kéo đến Quảng trường Nhà hát lớn tham gia buổi mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Tại đây, đại biểu của Việt Minh đã đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành lấy chính quyền. Bài hát ‘Tiến quân ca’ lần đầu tiên được cất lên. Không khí của buổi mít tinh đã chuyển biến thành không khí của khởi nghĩa giành chính quyền ở
A. Hà Nội vào ngày 19 tháng 8 năm 1945.
B. Huế vào ngày 23 tháng 8 năm 1945.
C. Sài Gòn vào ngày 25 tháng 8 năm 1945.
D. Bắc Giang, Hải Dương vào ngày 18 tháng 8 năm 1945.
Đáp án: A.

Câu hỏi 21: Thực dân Pháp bắt đầu có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi nào?
A. Khi quân đội Anh tiếp sức cho Pháp ở miền Nam.
B. Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào miền Bắc.
C. Khi quân đội Đồng minh vào Đông Dương.
D. Khi phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh.
Đáp án: D.

Câu hỏi 22: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với những kẻ thù nào ở miền Nam?
A. Thực dân Pháp và thực dân Anh.
B. Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp.
C. Quân đội Anh, quân đội Pháp và phát xít Nhật.
D. Quân đội Pháp và phát xít Nhật.
Đáp án: C.

Câu hỏi 23: Sau ngày độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối phó với những kẻ thù nào có pháp lí quốc tế và làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật?
A. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc.
B. Quân đội Pháp và quân đội Anh.
C. Quân đội Trung Hoa Dân quốc và quân đội Pháp.
D. Quân đội Mỹ và Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: A.

Câu hỏi 24: Khi quân đội Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc nước ta, tình hình ở Trung Quốc lúc đó như thế nào?
A. Nội bộ lục đục do tranh chấp quyền lực.
B. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đang diễn ra.
C. Kinh tế Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng.
D. Trung Quốc đang trải qua khủng hoảng tiền tệ.
Đáp án: B.

Câu hỏi 25: Từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến trước ngày 6 tháng 3 năm 1946, chúng ta chủ trương tạm hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc Việt Nam để làm gì?
A. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
B. Tránh xung đột với họ.
C. Sử dụng Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
D. Thể hiện thiện chí hòa bình của chúng ta.
Đáp án: A.

Câu hỏi 26: Nhờ cách nào ta đã sử dụng Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc mà không tốn một viên đạn nào?
A. Nhờ sự khôn khéo lợi dụng Pháp của ta.
B. Ta ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp vào ngày 6 tháng 3 năm 1946.
C. Pháp không hài lòng với Hiệp ước Hoa – Pháp đã ký kết nhưng Trung Hoa Dân quốc không thực hiện.
D. Nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước với Pháp vào ngày 14 tháng 9 năm 1946.
Đáp án: B.

Câu hỏi 27: Khi ký Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6 tháng 3 năm 1946, điều khoản nào thực tế có lợi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do.
B. Pháp công nhận nước ta là quốc gia độc lập.
C. Hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn ở miền Nam.
D. Chính phủ Pháp công nhận nước ta có nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
Đáp án: C.

Câu hỏi 28: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương để đối phó với kẻ thù. Chủ trương nào được coi là đau đớn nhất để cứu vãn tình thế?
A. Nhường cho bọn tay sai của Trung Hoa Dân quốc 40 ghế trong Quốc hội.
B. Chấp nhận cho bọn tay sai của Trung Hoa Dân quốc nhiều ghế trong Chính phủ.
C. Phải tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản nhưng thực tế hoạt động bí mật.
D. Đồng ý cho Pháp đưa 15.000 quân vào miền Bắc.
Đáp án: C.

Câu hỏi 29: Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 thể hiện nguyên tắc cứng rắn của ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.
B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
C. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch.
D. Hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn ngay ở miền Nam.
Đáp án: A.

Câu hỏi 30: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chọn ngày 19 tháng 12 năm 1946 là ngày phát động toàn quốc kháng chiến. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp nào?
A. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.
B. Cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi Hội nghị chuẩn bị tại Đà Lạt thất bại vào tháng 5 năm 1946.
C. Cuộc họp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi đoàn đại biểu Việt Nam trở về từ Hội nghị Fontainebleau.
D. Cuộc họp mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Vạn Phúc – Hà Đông vào tháng 12 năm 1946.
Đáp án: D.

 

Trên đây là phần 11 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.