Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 19) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.
Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất trong việc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ là gì?
A. thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
B. làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
C. bảo vệ miền Bắc.
D. đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ của hậu phương lớn.
Đáp án: D.
Câu 2: Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?
A. tăng số lượng ngụy quân.
B. rút dần quân Mĩ về nước.
C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
D. cô lập cách mạng Việt Nam.
Đáp án: C.
Câu 3: Mưu đồ cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A. rút dần quân Mĩ về nước.
B. tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
C. đề cao học thuyết Ních-Xơn.
D. “dùng người Việt đánh người Việt”.
Đáp án: D.
Câu 4: Mục đích của Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp vào ngày 24, 25 tháng 4 năm 1970 là gì?
A. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.
B. vạch trần âm mưu “Đông Dương hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.
Đáp án: C.
Câu 5: Mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào đâu?
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị.
Đáp án: D.
Câu 6: Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là gì?
A. đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B. đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
C. đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D. buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Đáp án: D.
Câu hỏi 7: Mỹ thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh” bởi sự kiện nào?
A. thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong ba năm 1969, 1970,1971.
B. sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari.
D. thắng lợi của nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần I, tiếp tục chi viện không ngừng cho miền Nam.
Đáp án: B.
Câu 8: Cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ trong 12 ngày đêm ở miền Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 12-8-1972 đến ngày 29-12-1972.
B. Từ ngày 18-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
C. Từ ngày 20-12-1972 đến ngày 20-12-1972.
D. Từ ngày 18-12-1972 đến ngày 29-12-1972.
Đáp án: D.
Câu 9: Trong thời gian chống “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973), nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là
A. Làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.
B. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho chiến trường.
D. Phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quả của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, Lào, Campuchia.
Đáp án: C.
Câu 10: Đời Tổng thống nào của Mỹ đã thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam từ năm 1965 – 1968?
A. Nixon.
B. Kennedy.
C. Eisenhower.
D. Johnson.
Đáp án: D.
Câu 11: Chiến lược chiến tranh của Mỹ áp dụng ở Việt Nam có quy mô lan rộng hai miền Nam – Bắc là gì?
A. Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh.
C. Chiến tranh một phía và chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh một phía và Việt Nam hoá chiến tranh.
Đáp án: B.
Câu 12: Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Sử dụng cố vấn Mỹ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D. Tất cả các điểm trên.
Đáp án: A.
Câu 13: Đến cuối năm 1967, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở đâu?
A. Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong thế giới thứ ba.
B. Các nước châu Á và châu u.
C. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thế giới thứ ba.
D. Một số nước xã hội chủ nghĩa và hầu hết các nước thế giới thứ ba.
Đáp án: C.
Câu 14: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?
A. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai.
B. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ nhất.
C. Thắng lợi thứ tư và là bước nhảy vọt thứ hai.
D. Thắng lợi thứ năm và là bước nhảy vọt thứ hai.
Đáp án: A.
Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mỹ hoá chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mỹ phải đến Hội nghị Paris để đàm phán với ta.
D. Đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mỹ không dám đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam.
Đáp án: C.
Câu 16: Mưu cơ bản nhất của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc là
A. “Trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mỹ ở Plâycu.
B. Phá hoại hậu phương lớn của ta (phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc).
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta.
Đáp án: B.
Câu 17: Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói trong thời gian nào?
A. Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964).
B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965).
C. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ (17-7-1966).
D. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá III (4-1965).
Đáp án: C.
Câu 18: Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ được thể hiện qua khẩu hiệu
A. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
B. “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”.
C. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
D. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”.
Đáp án: B.
Câu 19: Lí do khách quan buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần đầu là
A. Bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Bị thiệt hại nặng nề ở hai miền Nam – Bắc cuối năm 1968.
D. Bị nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới lên án.
Đáp án: D.
Câu 20: Tác dụng của thắng lợi trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với nhân dân ta là
A. Khẳng định quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
B. Buộc Mỹ phải rút quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ về nước.
C. Buộc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Paris.
D. Buộc Mỹ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Paris.
Đáp án: A.
Câu 21: Chủ trương giải phóng miền Nam Việt Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng là
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Đánh chắc, tiến chắc.
C. Đánh tổng lực.
D. Đánh bao vây, cô lập.
Đáp án: A.
Câu 22: Một trong các lí do để ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là
A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng.
B. Tây Nguyên có núi rừng hiểm trở.
C. Tây Nguyên xa hậu phương địch.
D. Mâu thuẫn trong nội bộ địch ở Tây Nguyên lên cao độ.
Đáp án: A.
Câu 23: Cách đánh của bộ đội ta trong Chiến dịch Tây Nguyên là
A. Đánh điểm diệt viện.
B. Đánh nghi binh.
C. Đánh chủ lực ngắn ngày.
D. Đánh tổng lực.
Đáp án: B.
Câu 24: Trận mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Việt Nam là
A. Quân ta tiến công Plâycu và Kon Tum.
B. Quân ta tiến công các tỉnh Duyên hải miền Trung.
C. Quân ta tiến công vào Quảng Trị.
D. Quân ta tiến công Buôn Ma Thuột.
Đáp án: D.
Câu 25: Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, đó là
A. Cách đánh của quân ta ở Tây Nguyên năm 1975.
B. Kết quả của Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
C. Ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
D. Chủ trương của Bộ Chính trị trong Chiến dịch Tây Nguyên.
Đáp án: C.
Câu 26: Chiến thắng nào của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo?
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long.
Đáp án: B.
Câu 27: Cho các sự kiện:
1. Quân ta từ ba phía bắc – tây – nam tiến vào Đà Nẵng.
2. Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng.
3. Quân ta giải phóng Quảng Trị.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3.
B. 3, 2, 1.
C. 2, 3, 1.
D. 3, 1, 2.
Đáp án: C.
Câu 28: Sau thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam
A. Trước mùa hè năm 1975.
B. Trước mùa mưa năm 1976.
C. Trước mùa mưa năm 1975.
D. Trước mùa xuân năm 1975.
Đáp án: C.
Câu 29: Nguyên nhân quyết định nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975 là
A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
C. Nhờ sự phối hợp chiến đấu của ba dân tộc ở Đông Dương.
D. Nhờ có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
Đáp án: A.
Câu 30: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và
A. 20 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. 15 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. 103 năm giải phóng dân tộc.
Đáp án: B.
Trên đây là phần 19 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.