Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại mà còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh Hy-La, cơ sở của văn minh Tây Âu sau này. Thành tựu của nền văn minh La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực.
Chữ viết
Chữ viết của người Etrusqua (người Tiểu Á) xuất hiện khoảng TK VIII- VII TCN, nhưng đến nay người ta vẫn chưa đọc được thứ chữ viết này. Người ta tìm được khoảng 9000 dòng chữ của họ nhưng không biết đâu là từ, đâu là câu, đâu là bài.
Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh.
Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.
Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.
Văn học
Văn học La Mã chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hy Lạp. Văn học La Mã bao gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch…
Hai tập sử thi nổi tiếng của Hy Lạp là Iliat và Ôđixe đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch La Mã tiêu biểu như nhà thơ Vieecsgilut với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được phỏng theo sử thi Iliat và Ôđixe. Không những thế các vị thần của Hy Lạp đều được người La Mã tiếp thu và cải biên đi thành những vị thần của mình như: Thần Zeus – thần Jupiter, Thần Hera, Poseidon, Demeter, Athena, Hestia, Apollo, Artemis, Ares, Aphrodite, Hephaestu….và hầu như các vị thần chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch.
Thần thoại của La Mã hầu như là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng với những tính cách, khát vọng tình cảm gần gũi với con người. Thời cộng hòa, La Mã đã có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch : Anđronicus đã dịch Ôđixê ra tiếng Latinh, Novius đã viết sử thi Cuộc chiến tranh Puních,
Thời hoàng kim của văn học La Mã kéo dài từ khoảng năm 100 tr. Cn đến năm 40 sau công nguyên. Nhà văn xuất chúng nhất thời kỳ này là Marcus Tulius Cicero (106-43 TCN). Với tác phẩm nổi tiếng như: Bàn về người hùng biện, Nhà hùng biện…ông sáng tác khoảng 58 bài văn chính trị, 774 bức thư. Nhưng đặc biệt công lao to lớn của ông là làm cho văn học La Mã trở nên nhuần nhuyễn.
Dưới thời trị vì của Augustus, ông có xu hướng dùng thơ ca để phục vụ cho nền thống trị của mình, ông bảo trợ rộng rãi với các văn nghệ sĩ. Do vậy, đã có rất nhiều nhà thơ lớn ra đời như
Vergilius (70-19 TCN) là nhà thơ lớn nhất La Mã. Tác phẩm đầu tiên làm ông bắt đầu có tiếng tăm là “Những bài ca của người chăn nuôi”. Tiếp theo là tác phẩm “Khuyến nông” tuyên truyền cho sự phát triển nông nghiệp. Tác phẩm ưu tú nhất làm ông trở thành ngôi sao sáng nhất trong số các nhà thơ La Mã là Aeneid – tp gồm 12 quyển (truyện kể về anh chánh Aeneas một vị anh hùng thần thoại thành Trojan,vượt bao khó khăn trước khi xây dựng xong thành La Mã). Được sáng tác suốt mười năm nhưng vẫn chưa hoàn thành. Những người dân La Mã coi đó là tinh hoa của văn học La Mã và tôn vinh ông là “Homer của La Mã”
Sử học
Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Cato (234-149 TCN). Là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã. Từ Cato đầu tiên về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc: Pôlibius, Plutarch, Tacitus…
Pôlibius (201-120 TCN) là người Hi Lạp bị đưa sang La Mã. Tác phẩm nõi tiếng của ông là Thông sử (gồm 40 tập). Ông nói; “Sử học là một thứ triết học lấy sự việc thật để dạy người đời”
Titus Livius (59TCN-17CN) lầ nhà sử học xuất sắc của La Mã trong thời kì trị vì của Augustus. Tác phẩm Lịch Sử La Mã dài 142 chương, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước qua lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tacitus (15-120) sống vào cuối thế kỉ I đầu thế kỉ II. Nỗi tiếng với tác phẩm Xứ Giecman.
Plutarch (46-125) người Hi Lạp sống cùng thời kì với Tacitus, tác giả của 200 cuốn sách rất có giá trị, nhất là cuốn Tiểu Sử Các Doanh Nhân Hy Lạp – La Mã.
Những thành tựu nói trên của sử học La Mã đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới.
Chính trị
Nền Cộng hòa La Mã là một nền dân chủ nghị viện tiên tiến, có ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền dân chủ sau này.
Cộng hòa La Mã hay Cộng hòa Rôma là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa. Giai đoạn cộng hòa bắt đầu khi chế độ quân chủ bị lật đổ vào khoảng năm 509 TCN và kéo dài hơn 450 năm, đến khi bị hao mòn do loạt nội chiến và được thay bằng chế độ nguyên thủ và giai đoạn Hoàng đế.
Đúng lúc mà Cộng hòa La Mã trở thành Đế chế La Mã tùy theo cách hiểu. Các nhà lịch sử đã đề nghị chọn một vài sự kiện, bao gồm khi Julius Caesar được bổ nhiệm làm Thống lĩnh tối cao (độc tài suốt đời; 44 TCN), Trận Actium (2 tháng 9 năm 31 TCN), và khi Viện nguyên lão La Mã cấp Octavius các quyền lực đặc biệt theo thỏa thuận đầu tiên giữa Viện nguyên lão và bình dân.
Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý, chủ yếu liên quan đến những bộ tộc Ý khác (thuộc dòng Ấn-Âu) như người Samnite và Sabine, nhưng cũng có cả người Etrusca. Mối đe dọa cuối cùng cho đế chế La Mã đến khi Tarentum, một thuộc địa lớn của Hy Lạp, nhận được sự giúp đỡ của vua xứ Ipiros là Pyrros vào năm 282 TCN.
Trong nửa sau của thế kỷ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2 cuộc Chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia. Sau khi đánh bại Vương quốc Macedonia và Đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 TCN, người La Mã trở thành những người chủ không thể chối cãi của vùng Địa Trung Hải.
Khoa học tự nhiên
Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn .
Triết học
trong lĩnh vực này, người La Mã không có nhiều sáng tạo mà chủ yếu kế thừa và phát triển những tư tưởng triết học Hy Lạp.
Kế thừa triết học Hy lạp, đến thế kỉ I TCN, triết học La Mã cũng tương đối phát triển. Nhà triết học duy vật xuất sắc nhất của La Mã là Lucrêtiút (98-54TCN). Ông là người chịu ảnh hưởng khá mạnh mẻ từ tư tưởng của nhà triết học Epicurus (thuyết khắc kỷ). Tác phẩm duy nhất mà ông để lại là “về bản chất của sự vật”. (Triết học duy vật)
Trong hai thế kỷ đấu SCN, thuyết khắc kỷ được cho là phù hợp với những đức tính truyền thống với người dân La Mã (Triết học duy tâm). Có ba môn đồ nổi tiếng là:
Seneca (Tk III TCN – 65 TCN) là thầy học của bạo chúa Nêrôn. Tư tưởng triết học chủ yếu của ông là vấn đề đạo đức. Ông chủ trương con người phải độc lập về nội tâm và yên tĩnh về tinh thần. Tác phẩm :Bàn về nhân tử, Bàn về phẫn nộ, Bàn về sự yên tĩnh của tinh thần, Bàn về cuộc sống hạnh phúc.
Epictetus (thế kỉ I – đầu thế kỉ II) là học trò của Xênéc. Đặc điểm triết học của ông là chủ nghĩa bi quan và luân lý cá nhân chủ nghĩa.
Marchus Orelius (121-180) là hoàng đế La Mã (161-180) được gọi là “nhà triết học trên ngôi báu”. Quan điểm triết học chủ yếu của ông là: con người là do thần xếp đặt nên con người phải làm tròn nghĩa vụ của mình dù phải chịu đựng mọi khó khăn và thử thách.
Y học
Ông tổ của Y học phương Tây là Hipôcrat (Hippocrates). Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới bởi lời thề Hypôcrat khi nhắc những người bước chân vào ngành y. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của Ông để lại đã được dùng làm sách giáo khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.
Luật pháp
Nếu như trong các lĩnh vực văn chương, nghệ thuật, triết lý, người La Mã được xem là học trò của người Hy Lạp thì trong lĩnh vực luật pháp, vị thế của họ cao hơn nhiều. Khoảng năm 514 TCN, nhà nước cộng hòa La Mã đã được thành lập, bộ máy nhà nước gồm có viện nguyên lão, đại hội nhân dân và quan chấp chính.
Hệ thống pháp luật của họ là kết quả của một quá trình tiến triển lâu dài được coi như bắt đầu bằng bộ luật 12 bảng được công bố năm 450. Năm 454 TCN cử 3 người sang tìm hiểu luật pháp của Hy Lạp, nhất là của Xôlông. Năm 452 TCN, La Mã đã thành lập uỷ ban 10 người để soạn luật. Soạn được bộ luật, khắc trên 10 bảng đồng đặt ở quảng trường. Năm 450 TCN, cử một uỷ ban 10 người mới, soạn thêm hai bảng nữa vì vậy luật này gọi là luật 12 bảng.
Nội dung của bộ luật này đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng xét xử, việc kế thừa tài sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, đại vị phụ nữ… Tinh thần chủ yếu của bộ luật là bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự cho mọi người. Về quan hệ gia đình, các điều luật thể hiện rõ tính chất của chế độ gia trưởng.
Nghệ thuật – kiến trúc
Kiến trúc
Thành tựu về kiến trúc La Mã rất rực rỡ. người La mã khi xây dựng các công trình đều tuân thủ theo một đồ án bất di bất dịch đó là: hình vuông hay hình chữ nhật với các cạnh thật vuông vức được kẻ ô như bàn cờ. nhà kiến trúc sư nổi tiếng của La Mã là Vitrius (86-26 TCN), mơ ước làm sống lại những kiến trúc cổ điển Hy Lạp. ông đã dành cả đời để viết về các kỹ thuật kiến trúc xây dựng. và đây cũng chính là bộ sách duy nhất thời cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
Các công trình kiến trúc của La Mã bao gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát…Những công trình này từ thời cộng hoà đã có, nhưng đặc biệt phát triển từ thời Augustu. Chính Augustu đã tự hào nói rằng ông đã biến La Mã bằng gạch thành La Mã bằng đá cẩm thạch.
Các công trình kiến trúc nổi tiếng nhất là đền thờ Pantheon, đấu trường Colosseum (biểu hiện sự hùng cường- đá cẩm thạch), nhà tắm Caracalla (người La mã rất phóng khoáng trong vấn đề tình dục, do vậy không chỉ là nhà tắm mà đó còn là nơi quan hệ tình dục, gặp gỡ giao lưu, đọc sách…nhà tăm giống như là một công trình văn hóa lớn.
Điêu khắc
Nghề điêu khắc của của người La Mã thường chú ý đến nghệ thuật trong các tác phẩm điêu khắc, chủ yếu là tượng bán thân như vua Caesar (gương mặt đầy tham vọng); Augustus (thể hiện sự quyết tâm); Diocletian (thể hiện sự cứng rắn, môi mím chặt và là người có tuổi).
Để làm đẹp đường phố, quảng trường, đền miếu, La Mã đã tạo ra rất nhiều tượng. Tượng được dựng ở khắp nơi. Các bức phù điêu thường khắc trên các cột trụ kỷ niệm chiến thắng của các hoàng đế và trên các vòm khải hoàn môn. Nội dung các bức phù điêu thường mô tả những sự tích lịch sử.
Hội họa
Các tác phẩm hội hoạ của La Mã cổ đại còn giữ lại chủ yếu là các bức bích hoạ, trên đó vẽ phong cảnh, các đồ trang sức, tĩnh vật…