Thời cổ đại

Hy Lạp La Mã cổ đại: Cái nôi của triết học, khoa học và nghệ thuật

Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có nhiều đóng góp giá trị. Dưới đây là những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại. 

Văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại là gì?

hy-lap-la-ma-co-dai

Nền văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại là một nền văn minh phát triển ở khu vực Địa Trung Hải từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ V sau Công nguyên. Nền văn minh này được hình thành bởi hai nền văn minh lớn là văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.

Văn minh Hy Lạp

Văn minh Hy Lạp được hình thành ở vùng bán đảo Balkan, khu vực Địa Trung Hải. Thời kỳ đầu của văn minh Hy Lạp là thời kỳ tối tăm (từ thế kỷ XI đến thế kỷ VIII TCN). Thời kỳ này, Hy Lạp bị xâm lược và tàn phá bởi nhiều tộc người khác nhau. Từ thế kỷ VIII TCN, Hy Lạp bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ.

Văn minh Hy Lạp có những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Chính trị: Hy Lạp là một nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử. Các thành bang Hy Lạp được cai trị bởi những người dân bình thường.
  • Văn học: Văn học Hy Lạp cổ đại có nhiều tác phẩm kinh điển, nổi tiếng như Iliad, Odyssey của Homer, các tác phẩm của Sophocles, Euripides và Aristophanes.
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ, đặc biệt là trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại như Parthenon, Acropolis,… vẫn còn tồn tại đến ngày nay và là những di sản văn hóa thế giới.
  • Triết học: Triết học Hy Lạp cổ đại là một trong những nền tảng của triết học hiện đại. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của tư tưởng nhân loại.

Văn minh La Mã

Văn minh La Mã được hình thành ở vùng trung tâm bán đảo Ý. Thời kỳ đầu của văn minh La Mã là thời kỳ Vương quốc La Mã (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN). Thời kỳ này, La Mã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự.

Từ thế kỷ I TCN, La Mã bước vào thời kỳ Cộng hòa La Mã. Thời kỳ này, La Mã tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một đế quốc hùng mạnh, thống trị hầu hết khu vực Địa Trung Hải.

Văn minh La Mã có những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Chính trị: La Mã là một nền cộng hòa đầu tiên trong lịch sử. Hệ thống chính trị của La Mã được coi là một trong những nền tảng của nền dân chủ hiện đại.
  • Luật pháp: Luật pháp La Mã là một trong những hệ thống luật pháp tiên tiến nhất thời cổ đại. Luật pháp La Mã đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của luật pháp ở các nước phương Tây.
  • Quân sự: Quân đội La Mã là một trong những quân đội hùng mạnh nhất thời cổ đại. Quân đội La Mã đã giúp La Mã thống trị hầu hết khu vực Địa Trung Hải.
  • Kiến trúc: Kiến trúc La Mã phát triển rực rỡ, đặc biệt là trong lĩnh vực cầu cống, đường sá, các công trình công cộng. Các công trình kiến trúc La Mã như Đấu trường La Mã, cầu Milvius,… vẫn còn tồn tại đến ngày nay và là những di sản văn hóa thế giới.

Các thành tựu của Hy Lạp La Mã cổ đại

cac-thanh-tuu-cua-hy-lap-la-ma-co-dai

Chữ viết và văn học

Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Pheenixi (Phoenicia) rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ.

Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đã sử dụng. Văn học Hy Lạp cổ đại thể chia ra làm ba bộ phận, chủ yếu có liên quan với nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ. Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người.

Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác, đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc trên thế giới phải ghen tị.

Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hediot ( nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kĩ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần. 

Trong Thần phả (Theogonía) của ông. Ông mở đầu với Chaos, một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra Gaia (Trái Đất) vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: Eros (Tình Yêu), Abyss (tức Tartarus), và Erebus. Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời Uranus (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà.

Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các Titan – 6 nam: Coeus, Crius, Cronus, Hyperion, Iapetus, và Oceanus; và 6 nữ: Mnemosyne, Phoebe, Rhea, Theia, Themis, và Tethys. Sau khi Cronus được sinh ra, Gaia và Uranus quyết định không sinh thêm Titan nào nữa. Thế hệ con tiếp theo của Gaia-Uranus là các quỷ khổng lồ một mắt Cyclops và Hecatonchires hay những Kẻ Trăm Tay, tất cả chúng bị ném vào Địa ngục Tartarus bởi Uranus.

Điều này làm Gaia giận dữ. Cronus bị Gaia thuyết phục giết cha mình. Khi Cronus bắt đầu chém Uranus, ông ta nguyền rủa Cronos rằng một ngày nào đó, con trai của chính hắn sẽ soán ngôi hắn. Lúc đầu ông không tin nhưng sau khi đã giết cha mình, Cronus bắt đầu thấy sợ lời nguyền của Uranus. Sau đó, Cronus trở thành người cai trị các Titan, rồi lấy Rhea, tức chị gái, làm vợ và các Titan khác trở thành triều đình của ông ta.

Từ những giọt máu và tinh dịch của Uranus rơi xuống đất sinh ra các nữ thần phục thù Erinyes, những gã khổng lồ Gigantes với nửa thân dưới là rắn (tiếng Anh gọi là Giants, bọn khổng lồ), khiên giáp sáng ngời và các vị tiên nữ của cây Tần bì Meliae. Từ tinh hoàn của Uranus rơi xuống biển, nữ thần ái tình và sắc đẹp Aphrodite được sinh ra từ những bọt biển (Aphrodite mang nghĩa là “sinh ra từ bọt biển”).

Khi Rhea sinh con, ông lập tức nuốt đứa con đó vào bụng. Rhea ghét điều này và lừa ông bằng cách giấu Zeus và quấn một hòn đá trong chiếc khăn tã, thứ mà Cronus nuốt. Khi Zeus đủ lớn, ông cho Cronus uống một thứ thuốc mê khiến ông ta nôn mửa, tuôn những đứa trẻ khác của Rhea ra ngoài cùng với hòn đá,vốn nằm trong dạ dày Cronus bấy lâu.

Zeus sau đó đương đầu với Cronus trong một cuộc chiến kéo dài mười năm tranh ngôi chúa tể các vị thần, thường được gọi là cuộc chiến với các Titan (Τιτανομαχία, Titanomachía) do phần lớn các Titan tham chiến ở phe Cronus. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của các Cyclops (mà Zeus giải phóng từ Tartarus), Zeus và các anh chị em đã chiến thắng, trong khi Cronus và các Titan bị quẳng xuống giam ở Tartarus.

Zeus lấy chị gái của mình là Hera và 6 anh chị em chia nhau cai quản thế giới. Ai cũng cho mình là có công lớn nhất nên đều muốn được cai trị bầu trời (đỉnh Olympia), Zeus bèn chọn cách rút thăm và có sau đó: Poseidon cai quản biển cả, Zeus là bầu trời, không may cho Hades, ông phải cai quản địa ngục.

Các vị thần đỉnh Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus lãnh đạo trong trận chiến với các Titan và giành chiến thắng. Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus bao gồm các vị thần:

  • Zeus (thần bầu trời và sấm sét) là vua của các vị thần và là người cai quản đỉnh Olympus.
  • Hera là nữ thần hôn nhân và gia đình, bà là nữ hoàng của các vị thần.
  • Poseidon là anh của Zeus và là em của Hades. Ông là chúa tể của biển cả, động đất và ngựa.
  • Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng. Biểu tượng của sự sung túc.
  • Athena được biết đến là thần chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra, Athena cũng là nữ thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ.
  • Hestia thuộc dòng dõi Titan và là nữ thần của bếp lửa. Tuy nhiên, sau này, Dionysus đã thế chỗ của Hestia trong hệ thống 12 vị thần trên đỉnh Olympus.
  • Apollo – thần ánh sáng, tri thức và nghệ thuật.
  • Artemis (nữ thần săn bắn) – con gái của Zeus và Leto, em song sinh của Apollo. 
  • Ares trong thần thoại Hy Lạp là vị thần của chiến tranh. Thần Ares được người La Mã cổ đại xem như là thần Mars.
  • Aphrodite là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.
  • Hephaestus – thần thợ rèn và là thợ thủ công của các vị thần.
  • Hemes là người đưa tin của các thần. Ông cũng là thần thương nghiệp và trộm cắp

Triết học

triet-hoc-cua-hy-lap-la-ma-co-dai

Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit ( Heracleitus), Đêmôcrit (Democitus)… Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn,  Arixtôt.

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng “triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato”. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại

tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus. 

Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản sau đây:

  • Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó. Thế giới quan triết học Hy Lạp – La Mã thời cổ đại là sự phong phú và đa dạng của các quan niệm Triết học.
  • Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành “khoa học của các khoa học”.

Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.

Sử học

Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền

thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mở trở thành một bộ môn riêng biệt . Các nhà viết sử tiêu biểu của Hy Lạp thời đó là Hêrôđôt (Herodotus) với cuốn lịch sử chiến tranh Hy-Ba, Tuyxiđit (Thuycudides) cuốn lịch sử chiến tranh Plôpônedơ.

Kiến trúc – nghệ thuật

kien-truc-nghe-thuat-cua-hy-lap-la-ma-co-dai

Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sư thanh thoát, hài hòa. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt.

Qua nhiều thế kỷ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái cổ điển. Kiểu Doric ( thế kỉ VII TCN ), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí, kiểu Ionic ( thế kỉ V TCN ) cột đá tròn thon hơn, có những cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọc cọc uống, kiểu Corinth ( thế kỉ IV TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn. 

Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bây giờ là đền Parthenon ở Athen đền thờ thần Zeus ở núi Olympia, đền thờ nữ thần Athena, các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại như các pho tượng Vệ nữ ở Milô, tượng lực sĩ ném dĩa, tượng nữ thần Athena, tượng thần Hermet… Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phidias, Miron, Polykleitos,…

Khoa học tự nhiên

khoa-hoc-tu-nhien-cua-hy-lap-la-ma-co-dai

Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Ơclit ( Euclide),  người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp. Pitago ( Pythagoras ), ông đã chứng minh định lý mang tên ông cà ngay từ thế kỉ C TCN ông đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu.

Talét ( Thales ), người đã đưa ra tỉ lệ thức ( Định lí Talét). Đặc biệt là Acsimet ( Archimede ), người đã đề ra nguyên lý đòn bẩy, chế ra giường cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng ( lực đẩy Acsimet ).

Nét độc đáo của các nhà khoa học Hi Lạp, là đã vượt qua được cách nhìn thần bí của tôn giáo về thế giới, dùng con mắt trực quan, phương pháp khoa học để khám phá thế giới, dù còn ở bước đầu, từ đó khái quát thành tri thức khoa học, với những tiên đề, định lí, định luật mà ngày nay một số vẫn còn giá trị khoa học lớn và được giảng dạy trong các trường học (định lí Talét, định lý Pytago, định luật Ácsimét, tiên đề Ơcơlít…).

Khoa học tự nhiên ở Hy Lạp cổ đại khác với những tri thức khoa học ở phương Đông, vốn mang tính chất kinh nghiệm và ít khi vươn lên tầm khái quát. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nền triết học Hy Lạp cổ đại nảy nở và phát triển mạnh các học thuyết triết học duy vật.

Tác giả: