Thời trung đại

Trung Quốc thời cổ trung đại: Một nền văn minh lâu đời và rực rỡ

Trung Quốc thời cổ trung đại: Một nền văn minh lâu đời và rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc.Nó đánh dấu sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc, sự phân hóa giai cấp và xã hội, sự phát triển của văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật và mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới.

Trung Quốc thời cổ trung đại

– Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên hai lưu vực sông: Hoàng Hà (5464km) và Trường Giang (5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo.

Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng.  

trung-quoc-thoi-co-trung-dai

– Cư dân: không phải là một dân tộc thuần  nhất  và  duy nhất  mà là sự  kết hợp của nhiều giống người  khác  nhau.  Cư  dân đầu  tiên đến vùng  Hoàng Hà  là  hai  bộ  lạc  Hạ  và Thương.

Hạ không phải là dân bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ. Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thương có sự đồng hóa, dẫn đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất được gọi là Hoa Hạ. Trong khi đó ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của các bộ tộc được gọi là Man, Di, hoàn toàn khác cư dân vùng Hoàng Hà từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán…

Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung Quốc

Thời kỳ cổ đại

– Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ chưa có giai cấp nhà nước nên có chữ viết, do đó tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu qua các di tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền thuyết: thuyết Tam Hoàng – Ngũ Đế có nói tới ba vị “vua” hiền: Nghiêu (Đường Nghiêu), Thuấn (Ngu Thuấn), Vũ (Hạ Vũ), thực chất là thủ lĩnh của những liên minh bộ lạc. (Tam Hoàng: Toại Nhân (Thiên Hoàng), Phục Hy (Địa Hoàng), Thần Nông (Nhân Hoàng), Ngũ Đế: Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Trí. Cuối Đế Trí xuất hiện ba thánh hiền.

– Thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước: (thời kỳ Tam Đại): 3 vương triều nối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu

  • Hạ (khoảng thế kỷ XXI TCN đến thế kỷ XVI TCN): là nhà nước cổ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, người thành lập nhà Hạ là vua Vũ. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng đỏ, chưa có chữ viết. Về chính trị: quyền lực của nhà vua bắt đầu được tăng cường, ngôi vua được cha truyền con nối. Bộ máy nhà nước đã được thiết lập tuy còn đơn giản, có quân đội, nhà tù. Cuối nhà Hạ có vua “Kiệt” được mệnh danh là bạo chúa trong lịch sử Trung Quốc.
  • Thương (còn gọi là Ân, thế kỷ XVI – XII TCN): Người sáng lập là Thành Thang. Trình độ sản xuất: thời kỳ này người Trung Quốc biết sử dụng đồ đồng thau. Chữ viết đã ra đời, đó là văn tự giáp cốt (ghi trên mai rùa, xương thú).

Do lũ lụt sông Hoàng Hà, nhà Thương di chuyển về đất Ân Khư (Hà Nam) nên nhà Thương còn có tên gọi là nhà Ân. Cuối nhà Thương có một ông vua tàn bạo là Trụ Vương. Chu Văn Vương đã lật đổ vua Trụ, lập nên một nhà nước mới gọi là nhà Chu.

  • Chu (thế kỷ XI – III TCN): chia hai giai đoạn:

– Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phía Tây nên gọi là Tây Chu. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, người Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt.

Nông nghiệp: thực hiện chế độ tỉnh điền (chia ruộng đất cho nông dân công xã cày cấy theo hình chữ “tỉnh”. Chế độ tỉnh điền đã xuất hiện từ trước nhưng đến Tây Chu nó phát triển hơn và hoàn chỉnh).

Chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông pháp” (chế độ cai trị theo tông tộc, dòng máu): tất cả các nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu

– Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía Đông, gọi là Đông Chu.

Gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481 TCN) và Chiến Quốc (403 – 221 TCN)

Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền miên để giành quyền bá chủ, tiến tới thống nhất Trung Quốc. Đầu thời Xuân Thu có hàng nghìn nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện cục diện Ngũ bá Thất hùng. Trong số 7 nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch, thống nhất Trung Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế.

Thời kỳ trung đại (221 TCN đến 1840)

(Năm 221 TCN là năm Tần Thuỷ Hoàng thành lập triều Tần, năm 1840 là năm xảy ra cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh, Trung Quốc từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa)

Trong hơn 2000 năm đó, Trung Quốc trải qua các triều đại sau đây:

– Tần (221 – 206 TCN)

4 năm Hán Sở tranh hùng

– Tây Hán (206 TCN – 8)

– Tân (9 – 23)

– Đông Hán (25 – 220)

– Thời kỳ Tam quốc: Ngụy – Thục – Ngô (220 – 280)

– Tấn (265 – 420)

Năm 265, một thừa tướng nhà Ngụy cướp ngôi nhà Ngụy lập ra nhà Tấn

Thời kỳ Nam – Bắc triều (420 – 581). Năm 581, Tuỳ cướp ngôi Bắc Chu, đến năm 589, thống nhất Trung Quốc.

– Tùy (581 – 618)

– Đường (618 – 907)

Ngũ Đại thập quốc (907 – 960)

– Tống (960 – 1279): Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279)

– Nguyên (1271 – 1368). Năm 1271, Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, đến năm 1279, thống nhất hoàn toàn Trung Quốc.

– Minh (1368 – 1644)

– Thanh (1644 – 1911)

Trong đó, thời kỳ Tần – Hán là thời kỳ xác lập và củng cố chế độ phong kiến, thời Tùy – Đường – Tống là thời kỳ phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc, thời kỳ Nguyên – Minh – Thanh là giai đoạn suy tàn, khủng hoảng chế độ phong kiến.

Thành tựu văn học Trung Quốc thời cổ trung đại

Thời cổ trung đại, Trung Quốc có nền văn học vô cùng phong phú. Thơ ca, tiểu thuyết, kịch là những loại hình văn học đạt được những thành tựu to lớn, tiêu biểu: Kinh Thi, Thơ Đường, tiểu thuyết Minh – Thanh

Tác phẩm Kinh Thi

Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học  đầu tiên của Trung Quốc, được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Kinh Thi có 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. 

Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời

Thơ Đường

Thời kì huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907). Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay: Lý Bạch, Đỗ Phủ thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị thuộc thời Trung Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.

Nắng rọi hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này:

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây

(Xa ngắm thác núi Lư- Lý Bạch)

Tiểu thuyết Minh- Thanh

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh -Thanh. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại  sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v…

Tây du ký- Ngô Thừa Ân

Thủy hử-Thi Nại Am

Thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại

Kỹ thuật làm giấy

Giấy là 1 trong 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc vào năm 105. Mãi đến thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng xơ gai để chế tạo giấy. Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên hoạn quan tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,…… làm nguyên liệu đồng thời cải tiến kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán. Từ đó, giấy được dùng để viết một cách phổ biến thay thế cho các vật đã dùng trước đó. Do công đó, Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình Hậu” còn nhân dân gọi giấy của ông là “Giấy Thái hầu” và tôn ông là sư tổ của nghề làm giấy.

ky-thuat-lam-giay

Vào khoảng thế kỉ II, giấy được truyền sang Việt Nam, thế kỉ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỉ V truyền sang Nhật Bản, thế kỉ VII truyền sang Ấn Độ. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sang Arập, Tây Ban Nha, Ý qua con đường tơ lụa. Các nguyên liệu thời cổ đại của người Ai Cập như lá cây, giấy Papirut, da cừu dần bị thay thế.

Thuốc súng

Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà chiêm tinh thời Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão. Trong khi mày mò nghiên cứu tìm cách chế tạo “tiên đan”, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng tạo ra thuốc nổ. Thuốc súng gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, kali nitrat và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh.

thuoc-sung-trung-quoc-co-dai

Đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí như : tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay,…và cho đến thời nhà Tống thì thuốc súng không ngừng được cải tiến. Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, Mông Cổ đã học được cách làm thuốc súng và sau đó truyền sang Arập, người Arập lại truyền sang châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.

Kỹ thuật in

Vào thời Tống (cách đây khoảng 900 năm) tại Hồ Bắc Phát Minh Gia Tất Thăng thông qua nhiều lần thực tiễn đã phát minh ra loại kĩ thuật ấn loát hoạt tự, ông dùng chữ khắc lên bùn (loại bùn dùng để đóng gạch), mỗi chữ một miếng, đem nung cho khô.

Sau đó chuẩn bị một khay sắt, trên khay sắt đó có rắc hương tùng, sáp nến, tro giấy,… 4 cạnh của khay sắt được nẹp bởi một khung sắt, trong khay sắt đó xếp cho kín chữ đã được khắc, đem nung trên lửa, dùng một tấm kim loại bằng phẳng để nén các chữ trong khay xuống. Như vậy sáp đã lấy chữ và có thể mang ra in.

Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn gặp một số nhược điểm như chữ dễ mòn, khó tô mực, và không sắc nét. Trong thời nhà Nguyên, Nguyên Vương Trinh cải tiến bằng cách sử dụng chữ rời bằng gỗ. Sau đó, người ta còn sử dụng chữ rời bằng thiếc, đồng, và chì.

ky-thuat-in-trung-quoc-co-dai

Từ thời Đường, kỹ thuật in round khắc của Trung Quốc đã lan rộng đến Triều Tiên, Việt Nam, và Arập, sau đó truyền ra châu Âu và châu Phi. Vào năm 1448, người Đức đã sử dụng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để in kinh thánh, làm cơ sở cho kỹ thuật in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

La bàn

Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm. Họ dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay

chiếc thìa. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Cán thìa sẽ chỉ hướng nam. 

Đến thời nhà Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài vào đá để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn đầu tiên được thầy phong thủy sử dụng để xem hướng đất. Về sau, đến thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng để đi biển. 

la-ban-trung-quoc-co-dai

Khoảng nửa sau thế kỉ XII, La bàn được truyền sang Arập qua đường biển rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI, la bàn khô lại quay trở lại Trung Quốc.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.