FAQ

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 10)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 10) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

 

Câu hỏi 1: Đến tháng 11 năm 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?
A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận phản đế, phản phong.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Đáp án: D.

Câu hỏi 2: Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn nào?
A. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
C. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Đáp án: D.

Câu hỏi 3: Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời điểm phát xít Đức đang chuẩn bị tấn công ai?
A. Liên Xô.
B. Các nước Đông Âu.
C. Các nước ở châu Á.
D. Các nước Tây Âu.
Đáp án: A.

Câu hỏi 4: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Đồng minh.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Đáp án: C.

Câu hỏi 5: Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu là nội dung của văn bản nào?
A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939.
B. “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941).
D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14-8-1945).
Đáp án: C.

Câu hỏi 6: Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của tổ chức nào?
A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.
C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Đội du kích Ba Tơ.
D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.
Đáp án: B.

Câu hỏi 7: Chiến công oanh liệt ở hai trận Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) là chiến công của đội nào?
A. Đội Cứu quốc quân.
B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Đội du kích Thái Nguyên.
D. Đội du kích Bắc Sơn.
Đáp án: B.

Câu hỏi 8: Đầu năm 1945, quân đội Pháp chuẩn bị hoạt động chờ thời cơ phản công Nhật vì lý do gì?
A. Phát xít Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương bị Đồng minh giáng cho một đòn nặng nề.
B. Pháp thấy không thể hòa hoãn với Nhật được nữa phải hành động.
C. Nhật tiếp tục buộc Pháp nhượng bộ ở Đông Dương.
D. Quân Nhật liên tiếp bị nhân dân ta đánh bại.
Đáp án: A.

Câu hỏi 9: Theo Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu gì?
A. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.
D. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
Đáp án: B.

Câu hỏi 10: Năm 1945, các tỉnh nào ở Việt Nam trở thành Khu giải phóng Việt Bắc?
A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ.
B. Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
C. Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái.
D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Đáp án: D.

Câu hỏi 11: Tất cả các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, và lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Đó là quyết định của:
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15-8-1945).
B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16-8-1945).
C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.
D. Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (4-1945).
Đáp án: B.

Câu hỏi 12: Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào để giải phóng:
A. Thị xã Cao Bằng.
B. Thị xã Thái Nguyên.
C. Thị xã Tuyên Quang.
D. Thị xã Lào Cai.
Đáp án: B.

Câu hỏi 13: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị vào ngày 18-8-1945 là:
A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Đáp án: B.

Câu hỏi 14: Sự kiện gắn với khởi nghĩa ở Hà Nội năm 1945:
A. Hàng chục vạn nhân dân nội thành xuống đường biểu dương lực lượng.
B. Hàng chục vạn nhân dân ngoại thành kéo vào biểu tình, thị uy chiếm các công sở.
C. Khởi nghĩa nổ ra và giành được thắng lợi trong một ngày.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: B.

Câu hỏi 15: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là:
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh chính trị thuần túy.
D. Đấu tranh quân sự và ngoại giao.

Câu hỏi 16: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi trong 15 ngày, đó là từ:
A. Ngày 13 đến 27-8-1945.
B. Ngày 14 đến 28-8-1945.
C. Ngày 15 đến 29-8-1945.
D. Ngày 16 đến 30-8-1945.
Đáp án: B.

Câu hỏi 17: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.
B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.
Đáp án: C.

Câu hỏi 18: Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ba mươi năm chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi.”
Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 25-1-1941, tại Pác Bó – Cao Bằng.
B. Ngày 28-1-1941, tại Tân Trào – Tuyên Quang.
C. Ngày 28-1-1941, tại Pác Bó – Cao Bằng.
D. Ngày 28-2-1941, tại Hà Nội.
Đáp án: C.

Câu hỏi 19: Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Đội Cứu quốc quân.
C. Đội du kích Thái Nguyên.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Đáp án: B.

Câu hỏi 20: Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được áp dụng vào thời điểm nào?
A. Từ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5-1941).
B. Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).
C. Từ Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (13-15-8-1945).
D. Từ Đại hội Quốc dân Tân Trào (16-8-1945).
Đáp án: B.

Câu hỏi 21: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp và Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944 – 1945?
A. Đa số là nông dân.
B. Đa số là công nhân.
C. Đa số là thợ thủ công.
D. Đa số là thợ mỏ.
Đáp án: A.

Câu hỏi 22: Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9 năm 1940 là gì?
A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp.
B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp.
C. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam.
D. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam.
Đáp án: B.

Câu hỏi 23: Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hoá Nhật Bản – Việt Nam.
B. Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây.
C. Xây dựng cơ sở xã hội cho việc thiết lập một nền thống trị của Nhật Bản ở Việt Nam trong tương lai.
D. Tạo ra một áp lực chính trị – xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật.
Đáp án: C.

Câu hỏi 24: Tình hình Việt Nam từ sau tháng 3 năm 1945 có chuyển biến quan trọng như thế nào?
A. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam.
B. Vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.
C. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới: chống chiến tranh đế quốc.
D. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh áp bức thống trị tàn bạo của phát xít Pháp – Nhật.
Đáp án: B.

Câu hỏi 25: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?
A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”.
B. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”.
C. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
D. Chính sách “Kinh tế mới”.
Đáp án: C.

Câu hỏi 26: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 6 (tháng 11 năm 1939) đã khẳng định vấn đề gì?
A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kỳ đấu tranh vũ trang chống đế quốc.
B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam phải tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập trung chống đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày.
D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Đáp án: D.

Câu hỏi 27: Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (ngày 15 tháng 4 năm 1945) quyết định những vấn đề gì?
A. Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.
D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
Đáp án: C.

Câu hỏi 28: Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11 năm 1939) là gì?
A. Hội nghị đã đánh dấu sự mở đầu cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hội nghị đã đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
C. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam – từ đây cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Hội nghị mở ra một thời kỳ đấu tranh mới cho cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
Đáp án: A.

Câu hỏi 29: Chính sách mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Bắt thanh niên Việt Nam đi lính đánh thuê cho Pháp để trả thù Đức.
B. Vơ vét sức người, sức của của Việt Nam dốc vào cuộc chiến tranh.
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự chống Đức.
D. Biến Việt Nam thành sân sau của Pháp để chống Đức.
Đáp án: B.

Câu hỏi 30: Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc.
B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.
C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
Đáp án: C.

 

Trên đây là phần 10 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.