FAQ

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 18)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 18) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

 

Câu 1: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” năm 1959 – 1960 ở miền Nam Việt Nam là:
A. Phá vỡ từng phần lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ.
B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
Đáp án: D.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch?
A. Chiến thắng Ấp Bắc – Mỹ Tho (1963).
B. Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi (1965).
C. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi 1959 – 1960.
D. Thắng lợi trong việc đánh bại chiến tranh một phía của Mỹ.
Đáp án: C.

Câu 3: Đại hội lần III của Đảng Lao động Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề:
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Đáp án: A.

Câu 4: “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mỹ đề ra?
A. “Phản ứng linh hoạt”.
B. “Ngăn chặn thực tế”.
C. “Bên miệng hố chiến tranh”.
D. “Chính sách thực lực”.
Đáp án: B.

Câu 5: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam.
D. Đưa cố vấn Mỹ ào ạt vào miền Nam.
Đáp án: B.

Câu 6: Năm 1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho:
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Xứ ủy Nam Bộ cũ.
C. Quân Giải phóng miền Nam.
D. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.
Đáp án: B.

Câu 7: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm là gì?
A. Do nội bộ chính quyền ngụy mâu thuẫn.
B. Do Mỹ điều khiển tướng lĩnh Dương Văn Minh.
C. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.
D. Do phong trào đấu tranh thắng lợi vang dội của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.
Đáp án: D.

Câu 8: Sự kiện nào diễn ra ở miền Nam có tính chất mở đầu cho việc đánh bại Chiến tranh đặc biệt của Mỹ?
A. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).
C. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).
D. Chiến thắng An Lão (Bình Định).
Đáp án: C.

Câu 9: Ngày 1-1-1961, gắn với sự kiện lịch sử nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Trung ương Cục miền Nam Việt Nam được thành lập.
C. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam.
D. Tập đoàn Dương Văn Minh ám sát Ngô Đình Diệm.
Đáp án: B.

Câu 10: Sự kiện nào ở miền Nam Việt Nam được Nguyễn Chí Thanh mô tả như: Ý Đảng, lòng dân gặp nhau?
A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Nghị quyết Trung ương 15.
C. Quân dân miền Nam đánh bại Chiến tranh một phía của Mỹ.
D. Phong trào Đồng khởi năm 1959 – 1960.
Đáp án: D.

Câu 11: Khi có Nghị quyết 15 của Đảng soi đường đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa:
A. quần chúng và quân đội cách mạng Việt Nam.
B. ý Đảng và lòng dân.
C. Chính phủ và nhân dân.
D. Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đáp án: B.

Câu 12: Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng miền Nam vì:
A. đã đánh bại chiến lược Chiến tranh một phía của Mỹ.
B. lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. đưa cách mạng miền Nam phát triển một bước nhảy vọt.
Đáp án: C.

Câu 13: Để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của:
A. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án: C.

Câu 14: Quân dân miền Nam Việt Nam đã nổi dậy đánh bại Chiến tranh đặc biệt của Mỹ trên cả ba vùng chiến lược là:
A. rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị.
B. quân sự, chính trị, ngoại giao.
C. rừng núi, binh vận, quân sự.
D. rừng núi, nông thôn, đồng bằng.
Đáp án: A.

Câu 15: Kế hoạch Staley-Taylor của Mỹ áp dụng ở Việt Nam trong Chiến tranh đặc biệt bị phá sản bởi sự kiện:
A. chiến thắng Bình Giã (1964).
B. chiến thắng Ấp Bắc (1963) và cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (11-1963).
C. chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) và Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. chiến thắng Vạn Tường và chiến thắng Bình Giã.
Đáp án: B.

Câu 16: Quân dân miền Nam chiến đấu chống Chiến tranh đặc biệt của Mỹ trên các mặt trận nào?
A. Chống phá bình định và quân sự.
B. Chống phá bình định, chính trị và quân sự.
C. Chính trị, quân sự và ngoại giao.
D. Quân sự và ngoại giao.
Đáp án: B.

Câu 17: Ba thứ quân trong Chiến tranh cục bộ mà Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là:
A. Quân u – Phi, quân ngụy và quân Mỹ.
B. Quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân ngụy.
C. Quân Mỹ, quân đội Thái Lan, quân ngụy.
D. Quân ngụy, quân Hàn Quốc và quân Mỹ.
Đáp án: B.

Câu 18: Hành động đầu tiên của Mỹ khi tiến hành Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam là:
A. Mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Mở ngay hai cuộc phản công chiến lược mùa khô.
C. Tăng cường bắt lính để bổ sung cho lực lượng ngụy.
D. Thực hiện ngay các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
Đáp án: A.

Câu 19: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã mở đầu cho phong trào ở miền Nam Việt Nam là:
A. Dũng sĩ diệt Mỹ.
B. Thi đua Vạn Tường, diệt Mỹ xâm lược.
C. “Tìm Mỹ mà đánh lùng ngụy mà diệt”.
D. “Tìm ngụy mà đánh lùng Mỹ mà diệt”.
Đáp án: C.

Câu 20: Thất bại trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: B.

Câu 21: Năm 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi trong chiến thắng Ấp Bắc đã góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: B.

Câu 22: Công thức của Chiến tranh đặc biệt mà Mỹ áp dụng ở miền Nam là:
A. Quân đội tay sai, cố vấn Mỹ, vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ.
B. Quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ, vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Quân đội tay sai, vũ khí hiện đại của Mỹ.
D. Quân đội Việt Nam, phương tiện chiến tranh Mỹ.
Đáp án: A.

Câu 23: Phong trào Đồng khởi sau khi giành được thắng lợi ở Bến Tre đã nhanh chóng lan rộng đến:
A. Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Nam Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đáp án: C.

Câu 24: Hậu quả của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (17-1-1960) là phong trào Đồng khởi nổ ra ở:
A. Quảng Ngãi.
B. Ninh Thuận.
C. Bình Định.
D. Cả ba nơi trên.
Đáp án: D.

Câu 25: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là đại hội về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh cho:
A. Miền Nam ruột thịt.
B. Hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
C. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. Toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đáp án: B.

Câu 26: Để tiến hành Chiến tranh đặc biệt, Mỹ mở nhiều cuộc hành quân càn quét để dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm:
A. Tiêu diệt cách mạng miền Nam.
B. Khống chế cách mạng miền Nam.
C. Bình định miền Nam.
D. Cô lập cách mạng miền Nam.
Đáp án: C.

Câu 27: Sau Hiệp định Genève (1954), ta nghiêm túc thi hành các điều khoản của Hiệp định. Điều khoản nào dự kiến cho tương lai?
A. Chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.
B. Ngừng bắn, tập kết chuyển quân.
C. Chuyển giao khu vực.
D. Lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.
Đáp án: A.

Câu 28: Giữa tháng 5-1954, sau khi Pháp rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, điều khoản nào của Hiệp định Genève chúng không chịu thi hành?
A. Tập kết chuyển quân.
B. Chuyển giao khu vực.
C. Phối hợp với ta cùng tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử.
D. Vẫn để lại một số quân ở miền Nam.
Đáp án: B.

Câu 29: Sau khi đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, Mỹ chỉ đạo Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Genève, thực hiện “trưng cầu dân ý” để thành lập quốc gia mới mang tên:
A. Việt Nam Lập quốc.
B. Việt Nam Quốc dân.
C. Việt Nam Cộng hòa.
D. Việt Nam thân Mỹ.
Đáp án: C.

Câu 30: Khi có Nghị quyết 15 (1-1959) của Đảng soi đường, Nghị quyết đã cho phép nhân dân miền Nam:
A. Dùng khởi nghĩa vũ trang để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Dùng đấu tranh chính trị để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Dùng sức mạnh của quần chúng nhân dân để đấu tranh chống Mỹ – Diệm.
D. Dùng bạo lực để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đáp án: D.

 

Trên đây là phần 18 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.