FAQ

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 20)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 20) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

Câu 1: Điểm mới về lực lượng trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Gắn “Việt Nam hoá” với “Đông Dương hoá chiến tranh”.
C. Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mỹ.
D. Thực hiện chiến tranh thực dân mới.
Đáp án: C.

Câu 2: Đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta bằng câu nói nào?
A. “Hễ còn một thằng Mỹ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”.
B. “Vì độc lập tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
C. “Năm mới thắng lợi mới”.
D. “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Đáp án: B.

Câu 3: Kết quả to lớn của cuộc tiến công chiến lược của quân dân miền Nam năm 1972 là
A. Chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Chọc thủng phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị.
C. Chọc thủng phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Tây Nguyên.
D. Chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Đông Nam Bộ.
Đáp án: A.

Câu 4: Vào cuối năm 1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đó là ý nghĩa của việc đánh bại
A. Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.
B. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ở miền Bắc.
C. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ở miền Bắc.
D. Chiến tranh bằng không quân của Mỹ.
Đáp án: C.

Câu 5: Tập đoàn Nixon thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ
A. Cứu nguy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Paris.
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Đáp án: A.

Câu 6: Mỹ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Paris vì
A. Bị thất bại trong chiến tranh Việt Nam hoá.
B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân năm 1968.
C. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
Đáp án: B.

Câu 7: Ý nghĩa thắng lợi quan trọng của Hiệp định Paris đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là
A. Đánh cho “Mỹ cút”, “ngụy nhào”.
B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ.
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mỹ cút” “ngụy nhào”.
Đáp án: C.

Câu 8: Điều khoản có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thể hiện trong Hiệp định Paris là
A. Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua Tổng tuyển cử tự do.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Đáp án: B.

Câu 9: Thắng lợi của việc kí kết Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 là thắng lợi của
A. Đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Việt Nam.
B. Đấu tranh ngoại giao bền bỉ của Việt Nam.
C. Sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A.

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, thắng lợi nào đã tạo nên bước ngoặt để đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào?
A. Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Thắng lợi trong việc đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
C. Thắng lợi trong việc kí kết Hiệp định Paris năm 1973.
D. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Đáp án: C.

Câu 11: Có hai chiến lược chiến tranh mà Mỹ mở rộng quy mô ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam là
A. Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến lược Chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
C. Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh một phía.
Đáp án: B.

Câu 12: Trong quá trình thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, đến khi nào Mỹ mới chấp nhận rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước?
A. Thất bại trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
B. Thất bại trong hai lần đánh phá miền Bắc.
C. Thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược của quân dân miền Nam năm 1972.
D. Chấp nhận kí Hiệp định Paris năm 1973.
Đáp án: D.

Câu 13: Cho các sự kiện:
1. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân đội Sài Gòn.
2. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia biểu thị quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ba nước.
3. Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” chiếm giữ đường 9 Nam Lào của địch.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 1, 2.
B. 3, 2, 1.
C. 2, 1, 3.
D. 2, 3, 1.
Đáp án: C.

Câu 14: Sự kiện tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ để quân dân ta tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là
A. Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam.
B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc.
C. Đòn đánh phủ đầu của quân dân miền Nam ở Quảng Trị năm 1972.
D. Mỹ cắt viện trợ hoàn toàn cho quân ngụy Sài Gòn.
Đáp án: A.

Câu 15: Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ bị đánh bại bởi các trận đánh bằng quân sự nào của quân dân miền Nam?
A. Trận Ấp Bắc, Vạn Tường và Hai mùa khô.
B. Trận Vạn Tường, Hai mùa khô và Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân.
C. Trận Vạn Tường, Ba Gia và Đồng Xoài.
D. Trận Ấp Bắc và Ba Gia.
Đáp án: B.

Câu 16: Ba đời Tổng thống Mỹ thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là
A. Kennedy, Johnson và Nixon.
B. Johnson, Eisenhower, Nixon.
C. Johnson, Nixon và Ford.
D. Nixon, Kennedy và Ford.
Đáp án: C.

Câu 17: Thủ đoạn của Mỹ “Thay màu da cho xác chết” được áp dụng cho loại hình chiến tranh nào ở Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Chiến tranh Việt Nam hoá và Đông Dương hoá.
D. Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh.
Đáp án: D.

Câu 18: Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược. Đó là ý nghĩa của
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
B. Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) năm 1964.
Đáp án: C.

Câu 19: Sự kiện chính trị nổi bật nhất của ta trong thời kì đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ là
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.
C. Có 23 nước lần lượt đặt quan hệ với Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam diễn ra ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
Đáp án: B.

Câu 20: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố
A. Sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
B. Chấp nhận kí kết Hiệp định Paris (1973).
C. “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.
D. “Phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược.
Đáp án: C.

Câu 21: “Trận Điện Biên Phủ trên không” (1972) có điểm gì giống với trận Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam?
A. Bắn rơi nhiều máy bay của địch.
B. Buộc kẻ thù phải đàm phán và ký Hiệp định có lợi cho ta.
C. Buộc kẻ thù chấp nhận sự thất bại cuối cùng.
D. Trận đánh đi vào lịch sử dân tộc.
Đáp án: B.

Câu 22: Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tạo ra bước ngoặt thứ ba để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng?
A. Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960).
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
C. Cuộc Tiến công chiến lược (1972).
D. Hiệp định Paris về Việt Nam (1973).
Đáp án: D.

Câu 23: Sau khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở những cuộc hành quân nhằm
A. “Bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.
B. Tràn ngập lãnh thổ.
C. Tự đứng vững ở miền Nam.
D. Phá hoại Hiệp định Paris.
Đáp án: A.

Câu 24: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại (1973) là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam”. Câu ấy được trích trong
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21.
C. Hội nghị Bộ Chính trị năm 1975.
D. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng năm 1975.
Đáp án: B.

Câu 25: Cuối năm 1974, đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng Nai và Tây Ninh.
Đáp án: C.

Câu 26: Thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân miền Nam Việt Nam từ sau năm 1973 đến đầu năm 1975 là
A. Chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng ở Đông Nam Bộ.
C. Chiến thắng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long.
Đáp án: D.

Câu 27: Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Đường số 14 – Phước Long là
A. Là cơ sở để Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam năm 1975.
B. Quân ta có khả năng giải phóng miền Nam ngay sau chiến thắng Phước Long.
C. Là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A.

Câu 28: Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long diễn ra khi cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng
A. Đang họp.
B. Đã họp xong.
C. Bắt đầu họp.
D. Chưa họp.
Đáp án: A.

Câu 29: Vai trò hậu phương của miền Bắc trong những năm 1973 – 1975 đã
A. Đưa cách mạng miền Nam nhanh chóng giành thắng lợi.
B. Kịp thời phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam năm 1975.
C. Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. Làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
Đáp án: B.

Câu 30: Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì…”
A. Tranh thủ giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 – 1976).
B. Tranh thủ giải phóng miền Nam vào cuối năm 1975.
C. Lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Chớp thời cơ giải phóng miền Nam.
Đáp án: C.

Trên đây là phần 20 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.