FAQ

Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 9)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử về Tổng hợp 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án (Phần 9) là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam hiện đại.

 

Câu 1: Tiền thân của Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập vào tháng 3-1938 là:
A. Mặt trận phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Đồng minh.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Đáp án: C.

Câu 2: Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 chủ trương đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi:
A. Độc lập dân tộc.
B. Ruộng đất dân cày.
C. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D. Dân nguyện.
Đáp án: C.

Câu 3: Một trong các yếu tố khách quan dẫn đến phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là:
A. Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập.
B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
C. Chế độ thống trị hà khắc của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa.
D. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao (Trung Quốc).
Đáp án: A.

Câu 4: Một số tù chính trị của cách mạng Việt Nam bị bắt, tù đày trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, đến năm 1936 – 1939 được ân xá nhờ:
A. Phong trào đấu tranh của quần chúng.
B. Chính sách ân xá tù chính trị của Mặt trận nhân Pháp.
C. Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản.
D. Chủ trương của Quốc tế Cộng sản.
Đáp án: B.

Câu 5: Một trong những chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 là:
A. Đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu.
B. Đưa nhiệm vụ chống phong kiến lên hàng đầu.
C. Đưa nhiệm vụ dân chủ lên cao hơn một bước.
D. Đưa phong trào đấu tranh chống Pháp lên cao hơn một bước.
Đáp án: C.

Câu 6: Trong phong trào dân chủ (1936 – 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương nêu chủ trương:
A. Đòi cho được độc lập, tự do.
B. Đòi quyền dân chủ trước mắt cho quần chúng nhân dân.
C. Đòi cơm áo, hòa bình.
D. Đòi thủ tiêu chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam.
Đáp án: B.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam là:
A. Sử dụng đấu tranh hợp pháp.
B. Sử dụng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
C. Tập hợp được lực lượng chính trị của quần chúng hàng triệu người.
D. Buộc thực dân Pháp nhượng bộ quyền dân sinh, dân chủ.
Đáp án: C.

Câu 8: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị gì cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Tập hợp được lực lượng công – nông.
B. Tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo quần chúng.
C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh vũ trang.
D. Tập dượt cho quần chúng khởi nghĩa.
Đáp án: B.

Câu 9: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là phong trào đấu tranh:
A. Vũ trang kết hợp với chính trị.
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh hòa bình.
C. Đấu tranh chính trị thuần túy.
D. Đấu tranh nghị trường thuần túy.
Đáp án: C.

Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 7-1936, dưới sự tác động của:
A. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
B. Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp.
C. Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Pháp ở Việt Nam.
D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Đáp án: B.

Câu 11: Mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam trong thời kỳ 1936 -1939 là:
A. Mâu thuẫn giai cấp.
B. Mâu thuẫn dân tộc.
C. Mâu thuẫn dân chủ.
D. Mâu thuẫn dân sinh.
Đáp án: B.

Câu 12: Chủ trương nào dưới đây không có trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936)?
A. Nêu nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến.
B. Nêu phương pháp của cách mạng Việt Nam là kết hợp đấu tranh công khai, hợp pháp và bí mật.
C. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Đáp án: C.

Câu 13: Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến phong trào dân chủ 1936- 1939 ở Việt Nam là:
A. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh bùng nổ.
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao (Trung Quốc).
C. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp.
D. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
Đáp án: B.

Câu 14: Một trong những lý do giải thích rằng, phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam là một phong trào có tính chất dân tộc là:
A. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp.
B. Phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do.
C. Phong trào thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.
D. Phong trào lôi kéo được công nhân và nông dân tham gia.
Đáp án: A.

Câu 15: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Liên Xô khi:
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.
C. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp.
D. Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa được thành lập.
Đáp án: B.

Câu 16: Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là gì?
A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ – Tĩnh.
C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: D.

Câu 17: Một số tù chính trị của cách mạng Việt Nam được ân xá và tiếp tục hoạt động trở lại nhờ:
A. Chủ trương của Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Chủ trương của Mặt trận nhân dân Pháp.
C. Chủ trương của Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Đông Dương.
Đáp án: B.

Câu 18: Trong những năm 1937 – 1938, Đảng Cộng sản Đông Dương lợi dụng khả năng hợp pháp đưa người của Đảng và của Mặt trận vào Hội đồng Quản hạt ở Nam Kì và Viện Dân biểu ở Bắc – Trung Kì nhằm mục đích:
A. Vận động bọn tay sai của thực dân Pháp đứng về phía cách mạng để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
B. Mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước, gây cơ sở cách mạng trong toàn quốc.
C. Nắm bắt tình hình để đối phó với kẻ thù trong bất cứ tình huống nào đồng thời chuẩn bị tiến đến thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: B.

Câu 19: Đối tượng trước mắt của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 – 1939 là:
A. Bọn đế quốc xâm lược.
B. Địa chủ phong kiến.
C. Đế quốc và phong kiến.
D. Một bộ phận phản động thuộc địa và tay sai.
Đáp án: D.

Câu 20: Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tập họp những lực lượng:
A. Công nhân và nông dân.
B. Cả dân tộc Việt Nam.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.
D. Mọi lực lượng nhân dân.
Đáp án: D.

Câu 21: Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là hình thức đấu tranh của phong trào nào?
A. Phong trào Đông Dương Đại hội.
B. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
C. Phong trào “đón rước Gôđa” đoàn phái viên của Chính phủ Pháp.
D. Phong trào “đón rước Gôđa” đoàn phái viên của Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới xứ Đông Dương.
Đáp án: A.

Câu 22: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam thể hiện được yếu tố cơ bản là:
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Sức mạnh của công nhân và nông dân.
C. Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo.
D. Khả năng đấu tranh hợp pháp rất hiệu quả.
Đáp án: A.

Câu 23: Lực lượng tham gia đấu tranh trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 là:
A. Công nhân và nông dân.
B. Công nhân, nông dân và trí thức.
C. Đông đảo quần chúng nhân dân.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Đáp án: C.

Câu 24: Hạn chế về lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10-1930. Hạn chế đó được khắc phục trong thời kì 1936 – 1939 bằng cách nào?
A. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Vận động quần chúng đấu tranh.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Đáp án: A.

Câu 25: Trong quá trình thực hiện cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất là:
A. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Phong trào Đông Dương Đại hội và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
C. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và phong trào Đông Dương Đại hội.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Minh.
Đáp án: B.

Câu 26: Đảng phái nào dưới đây được Nhật thiết lập ở Đông Dương để làm tay sai cho chúng?
A. Việt quốc, Việt cách.
B. Đại Việt, Phục Quốc.
C. Việt Nam Quốc xã đảng.
D. Đảng Đại Việt quốc gia.
Đáp án: B.

Câu 27: Nhật xâm lược Đông Dương nhằm thực hiện âm mưu:
A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
B. Để độc quyền chiếm Đông Dương.
C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.
Đáp án: C.

Câu 28: Thái độ của Pháp đối với Nhật khi Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương là:
A. Mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
B. Thỏa hiệp với Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
C. Phối hợp với nhân dân Đông Dương để chống Nhật.
D. Dựa vào phe Đồng minh chống Nhật.
Đáp án: B.

Câu 29: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc bị chết trong nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 là
A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
B. tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.
C. Nhật thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét lương thực của nhân dân ta cung cấp cho Nhật.
Đáp án: C.

Câu 30: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là
A. phá hoại nền nông nghiệp của ta.
B. phát triển trồng cây công nghiệp.
C. lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
D. phát triển công nghiệp.
Đáp án: C.

 

Trên đây là phần 9 của hệ thống 600+ câu hỏi lịch sử Việt Nam hiện đại có đáp án. Hy vọng những câu hỏi này sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về giai đoạn lịch sử quan trọng này.

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.