Loài người có nguồn gốc từ đâu?
Trong những năm gần đây, đề tài "Loài người có nguồn gốc từ đâu?" đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng nghiên cứu khoa học và người học. Vậy loài người có nguồn gốc từ đâu và nguyên nhân dẫn tới quá trình tiến hóa của loài người là gì?
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần băn khoăn vềnguồn gốc của thế giới xung quanh, đặc biệt là câu hỏi “Loài người có nguồn gốc từ đâu”. Bởi vậy, ta luôn đặt ra những câu hỏi và tìm câu trả lời phù hợp để lý giải về chúng. Trong bài viết này sẽ giúp các bạn khái quát lịch sử tồn tại của con người kể từ khi hình thành loài cho đến ngày hôm nay.
Loài người có nguồn gốc từ đâu?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học và họ đã chứng minh được rằng sự tiến hóa của loài người từ vượn cổ. Cho đến ngày nay đa số các nhà khoa học đã thống nhất sự tiến hóa của con người từ vượn tiến hóa thành người qua ba loại hình, đó là:
- Người khéo léo (Homo habillis):Người khéo léo thường xuất hiện phần lớn ở khu vực Đông Phi, điều này cũng dẫn đến nhận định rằng phần lớn những người Australopithecus được coi là những con người sớm nhất.
- Người đứng thẳng (Homo erectus): Người đứng thẳng xuất hiện phần lớn ở khu vực châu Phi, giai đoạn phát triển này rất giống với người hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, bộ não của họ được xác định chỉ bằng khoảng 71% bộ não của con người hiện nay.
- Người tinh khôn, người hiện đại (Homo sapiens): Người tinh khôn hay người hiện đại là giai đoạn phát triển hoàn hảo nhất của con người cổ và được phát hiện khoảng từ 95 nghìn năm trước. Đây là phiên bản hoàn hảo nhất của người cổ và tiến hóa dần trở thành người hiện đại như chúng ta ngày nay.
Khoảng 95.000 năm trước thì chưa có sự tiến hóa của con người, con người vẫn giống như mọi sinh vật khác. Tuy nhiên đến khoảng 70.000 năm trước thì Homo sapiens mới bắt đầu có cuộc cách mạng tiến hóa để trở nên khác biệt so với những loài sinh vật khác.
Sơ đồ quá trình tiến hoá của loài người
Quá trình tiến hóa của loài người sẽ cho ta biết quá trình tiến hóa cũng như lịch sử phát triển hình thái của chi người. Ngày nay, khoa học đã và đang không ngừng thu thập thông tin và bằng chứng về quá trình tiến hóa của loài người. Để từ đó phân tích những đặc điểm xuất hiện trong các giai đoạn tiến hóa.
Theo nghiên cứu, quá trình tiến hóa của loài người trải qua 4 giai đoạn chính:
Vượn người hóa thạch – Người vượn hóa thạch (người tối cổ) – Người cổ – Người hiện đại
Chi tiết quá trình tiến hoá của loài người
Vượn người hóa thạch
Vượn người hóa thạch cổ có liên quan tới nguồn gốc của loài người là Dryopithecus africanus hay còn có tên gọi khác là Proconsul. Đây là loài sống cách đây khoảng 18 triệu năm và nó thường sống chủ yếu trên cây.
Người vượn hóa thạch (người tối cổ)
Australopithecus chính là dạng người vượn sống ở cuối thế kỷ Đệ tam, cách đây khoảng 2 – 8 triệu năm. Và chúng đã chuyển từ lối sống trên cây xuống ở mặt đất. Sau đó, đi lại bằng 2 chân và thân hơi khom về phía trước.
Loài vượn này có chiều cao khoảng 120 – 140cm, nặng khoảng 20 – 40kg và hộp sọ khoảng 450 – 750cm3. Lúc này, loài vượn đã biết sử dụng hòn đá, cành cây, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công.
Người cổ Homo
Người cổ Homo là những dạng người thuộc chi Homo đã tuyệt diệt và sống cách đây khoảng 35.000 – 2.000.000 năm. Và người cổ Homo lại được chia thành 3 loại hình cơ bản là:
- Homo habilis (người khéo léo)
Homo Habilis – người khéo léo là loài đầu tiên xuất hiện và sống cách đây khoảng 1.6 – 2 triệu năm, nặng khoảng 25 – 50kg, cao khoảng 1 – 1.5m và có hộp sọ khoảng 600 – 800cm3. Họ thường sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng các công cụ bằng đá.
- Homop erectus
Homop erectus – người đứng thẳng là loài người cổ sống cách đây 35.000 – 1.6 triệu năm. Người cổ Homop erectu nặng khoảng 60kg, cao khoảng 1.6m và có hộp sọ 900 – 1000cm3. Loài này đã biết đi thẳng đứng, biết sử dụng, chế tác công cụ bằng xương, đá, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis
Người đứng thẳng đã biến mất cách đây khoảng 200.000n – 35.000 năm và đã nhường chỗ cho người Neanderthal. Tuy nhiên, người Neanderthal không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại. Mà nó là 1 nhánh phát triển trong chi Homo cùng tồn tại trong thời gian dài sau đó biến mất và nhường chỗ cho người hiện đại.
Người Neanderthal sống thành đàn từ 50 – 100 người trong các hang đá. Họ có tầm thước trung bình từ 1.55m – 1.66m, hộp sọ khoảng 1400cm3. Và đặc biệt, họ đã có xương hàm gần giống với người, có lồi cằm nên đã có tiếng nói.
Người cổ Neanderthal biết dùng lửa thông thạo, hái lượm và săn bắn. Công cụ của họ cũng khá đa dạng, chủ yếu được chế tác từ đá thành rìu mũi, dao sắc.
Người hiện đại (Homo sapiens)
Người Cromanhon sống cách đây từ 35.000 – 50.000 năm, nặng 70kg, cao 1.8m và hộp sọ 1700 cm3. Hàm dưới của người Cromanhon rất đặc biệt, có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói đã phát triển và giống hệt người hiện đại ngày nay, nhưng chỉ khác là răng to khỏe hơn nhiều.
Đặc biệt, người Cromanhon còn biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo khác bằng xương, đá, sừng như lao nhọn có ngạnh, rìu có lỗ để tra cán, kim khâu, móc câu bằng xương,… Họ thường sống thành bộ lạc, nền văn hóa phức tạp, có tôn giáo và mầm mống kỹ thuật.
Nguyên nhân dẫn tới quá trình tiến hóa của loài người
Sự tiến hóa của loài người chủ yếu là do sự tác động của hai nhân tố đó là nhân tố xã hội và nhân tố sinh học.
- Nhân tố sinh học:Gây nên quá trình biến đổi gen, biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên. Ví dụ như động đất, núi lửa, lục địa thay đổi,…
- Nhân tố xã hội:Một khi xã hội phát triển hơn nữa thì các tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt hơn. Lúc này, nếu muốn phát triển được thì con người cần phải lao động sản xuất, cải tiến công cụ,…
Qua bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đọc kiến thức lịch sử về sự tiến hoá của loài người để giúp chúng ta biết rõ hơn về tổ tiên của mình. Hy vọng, những kiến thức chúng tôi cung cấp có ích với cá đọc giả.
Bài Viết Liên Quan
Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.