Hỏi - Đáp

Tìm hiểu 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc

Văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa có lịch sử lâu đời, kéo dài hàng nghìn năm. Người Trung Quốc thời xưa nổi tiếng với những phát minh đột phá, góp phần vào văn minh của nhân loại. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc, những phát minh đã thay đổi thế giới.

Kỹ thuật làm giấy

Giấy là 1 trong 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc vào năm 105. Mãi đến thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng xơ gai để chế tạo giấy. 

Những người đầu tiên sản xuất giấy tại Trung Quốc đã sử dụng sợi gai dầu, ngâm chúng trong nước và sau đó giã bằng một cái vồ gỗ lớn. Hỗn hợp bùn sau đó được đổ lên một khuôn nằm ngang; vải dệt mỏng nằm trên khung tre, cho phép nước chảy ra từ đáy hoặc bay hơi, để tạo thành một tờ giấy khô bằng sợi gai dầu phẳng.

ky-thuat-lam-giay-cua-trung-quoc

Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên hoạn quan tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,…… làm nguyên liệu đồng thời cải tiến kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán. Từ đó, giấy được dùng để viết một cách phổ biến thay thế cho các vật đã dùng trước đó. Do công đó, Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình Hậu” còn nhân dân gọi giấy của ông là “Giấy Thái hầu” và tôn ông là sư tổ của nghề làm giấy.

ky-thuat-lam-giay-cua-trung-quoc

Vào khoảng thế kỉ II, giấy được truyền sang Việt Nam, thế kỉ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỉ V truyền sang Nhật Bản, thế kỉ VII truyền sang Ấn Độ. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sang Arập, Tây Ban Nha, Ý qua con đường tơ lụa. Các nguyên liệu thời cổ đại của người Ai Cập như lá cây, giấy Papirut, da cừu dần bị thay thế.

Ý nghĩa

– Đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết, in ấn và bảo quản thông tin.

– Đã cung cấp sự thuận tiện trong việc lưu trữ và chia sẻ thông tin, đồng thời đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, khoa học và công nghệ.

Thuốc súng

Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà chiêm tinh thời Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão. Trong khi mày mò nghiên cứu tìm cách chế tạo “tiên đan”, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng tạo ra thuốc nổ. Thuốc súng gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, kali nitrat và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh.

Đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí như : tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay,…và cho đến thời nhà Tống thì thuốc súng không ngừng được cải tiến. Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, Mông Cổ đã học được cách làm thuốc súng và sau đó truyền sang Arập, người Arập lại truyền sang châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.

  • Vào năm 1132, Trần Quy là người phát minh ra một loại súng hình ống được gọi là “hoả thương.”
  • Năm 1259, một người đã phát minh loại súng đột hoả, một bước tiến quan trọng trong việc phát triển vũ khí sử dụng thuốc nổ.

Kỹ thuật in

Vào thời Tống (cách đây khoảng 900 năm) tại Hồ Bắc Phát Minh Gia Tất Thăng thông qua nhiều lần thực tiễn đã phát minh ra loại kĩ thuật ấn loát hoạt tự, ông dùng chữ khắc lên bùn (loại bùn dùng để đóng gạch), mỗi chữ một miếng, đem nung cho khô.

Sau đó chuẩn bị một khay sắt, trên khay sắt đó có rắc hương tùng, sáp nến, tro giấy,… 4 cạnh của khay sắt được nẹp bởi một khung sắt, trong khay sắt đó xếp cho kín chữ đã được khắc, đem nung trên lửa, dùng một tấm kim loại bằng phẳng để nén các chữ trong khay xuống. Như vậy sáp đã lấy chữ và có thể mang ra in.

Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn gặp một số nhược điểm như chữ dễ mòn, khó tô mực, và không sắc nét. Trong thời nhà Nguyên, Nguyên Vương Trinh cải tiến bằng cách sử dụng chữ rời bằng gỗ. Sau đó, người ta còn sử dụng chữ rời bằng thiếc, đồng, và chì.

ky-thuat-in-cua-trung-quoc

Từ thời Đường, kỹ thuật in round khắc của Trung Quốc đã lan rộng đến Triều Tiên, Việt Nam, và Arập, sau đó truyền ra châu Âu và châu Phi. Vào năm 1448, người Đức đã sử dụng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để in kinh thánh, làm cơ sở cho kỹ thuật in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

Ý nghĩa

  • Đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép và phân phối tài liệu.
  • Sản xuất sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành văn hóa và giáo dục.

 La bàn

Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm. Họ dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa.

Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Cán thìa sẽ chỉ hướng nam. 

Đến thời nhà Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài vào đá để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn đầu tiên được thầy phong thủy sử dụng để xem hướng đất. Về sau, đến thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng để đi biển. 

la-ban-cua-trung-quoc

Khoảng nửa sau thế kỉ XII, La bàn được truyền sang Arập qua đường biển rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI, la bàn khô lại quay trở lại Trung Quốc.

Ý nghĩa

  • Đã có tác động tích cực trực tiếp đến cả cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Trung Quốc, và đồng thời mang lại những đóng góp quan trọng cho nền văn minh của toàn nhân loại.
  • Nâng cao tầm quan trọng của con người, đẩy mạnh tiến bộ trong quá trình chinh phục thiên nhiên và chiến đấu với tự nhiên, đóng góp vào sự phát triển và sinh tồn của nhân loại.

 

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.