Thời trung đại

Tìm hiểu về văn hóa Phục Hưng

Văn hóa Phục Hưng là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.  

Văn hóa Phục Hưng là gì?

Văn hóa Phục Hưng là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.  

van-hoa-phuc-hung

– Văn hoá Tây Âu thế kỉ V – X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy phát triển cũng không đáng kể.

– Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh.

– Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ.

– Phong trào Văn hoá Phục Hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá.

– Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp – Rôma.

– Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…

Nguyên nhân và sự xuất hiện của văn hóa Phục Hưng

Phong trào văn hóa Phục Hưng xuất hiện vào thời kỳ mà Châu Âu đang có sự thay đổi rõ rệt về cả chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy những thế lực và giai cấp giàu có bắt đầu mất kiên nhẫn, họ muốn thay đổi chế độ phong kiến xưa cũ, sử dụng tiền và quyền để có được địa vị xứng đáng trong xã hội.

  • Khi giai cấp tư sản ra đời, họ trở nên giàu có và có thế lực mạnh về mặt kinh tế nhưng lại chưa đạt được địa vị xã hội tương xứng.
  • Con người đã thoát khỏi sự lạc hậu nhờ tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, dần dần nhận thức được bản chất của vạn vật xung quanh.
  • Vì những quan điểm lỗi thời từ thời kỳ phong kiến, giáo lý Kitô đã gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tư sản.
  • Giai cấp tư sản mong muốn khôi phục lại những nền văn hóa cổ xưa như Hy Lạp, Rô-ma. Đồng thời, họ cũng muốn xây dựng một nền văn hóa mới, nơi mà giá trị của con người được nâng cao. Mỗi người đều có quyền đòi hỏi về sự tự do cá nhân, cũng như quyền được tìm hiểu và coi trọng nền văn minh khoa học – kỹ thuật.

Mục đích của phong trào văn hóa Phục Hưng

– Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lý.

– Đề cao giá trị chân chính của con người; con người phải được tự do phát triển.

– Văn hoá Phục Hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng

  • Văn hóa Phục Hưng là một bước tiến kỳ diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu, là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu và văn hóa của loài người.
  • Phong trào văn hóa Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội thiên chúa, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội, đề cao những giá trị tổ đẹp cao quý của con người.
  • Góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
  • Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

y-nghia-cua-phong-trao-van-hoa-phuc-hung

Nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng

– Văn hoá thời Phục Hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

– Văn hoá Phục Hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

– Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

Thành tựu văn hóa Phục Hưng

Phong trào văn hóa Phục Hưng là một cuộc cách mạng văn hóa, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho lịch sử thế giới. Phong trào này đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Văn học: Nền Văn học thời Phục Hưng về cả ba thể loại thơ, tiểu thuyết và kịch đều có những tác phẩm có giá trị gắn liền với tên tuổi nhiều tác giả nổi tiếng

Tiểu thuyết: Boccacio là một nhà văn Ý nổi tiếng với tập truyện Mười ngày, F. Rabole với tác phẩm trào phúng tiêu biểu là Cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantangruen, Carvantes với tác phẩm Chàng Đôn kihôtê xứ Mantra, …

Kịch: Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời Phục Hưng, đồng thời là người tiêu biểu cho nền văn hóa Anh thời kì này là Sếchxpia (William Shakespeare, 1564-1616). Trước Sếchxpia, việc diễn kịch trong dân gian ở nước Anh đã rất thịnh hành. Từ năm 1580 về sau, nghệ thuật kịch nói của Anh càng phát triển. Lúc bấy giờ, ở Luân Đôn chỉ có 20 vạn người mà có đến 8 rạp kịch.

Nghệ thuật: Các nghệ sĩ Phục Hưng đã sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh, giúp cho các tác phẩm nghệ thuật trở nên chân thực và sống động hơn. Họ cũng sử dụng các chất liệu mới, như dầu, để tạo ra những bức tranh có màu sắc tươi sáng và rực rỡ.

Một số tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng tiêu biểu như:

  • Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci
  • Sự sáng tạo của Adam của Michelangelo
  • Mona Lisa của Leonardo da Vinci
  • Tượng David của Michelangelo

Tác giả:

Nguyễn Thúy là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bà Nguyễn Thúy sớm thể hiện niềm đam mê đặc biệt với các câu chuyện lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Bà đã dành nhiều năm nghiên cứu và khám phá các tài liệu lịch sử quý giá, từ đó đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho cộng đồng học thuật và xã hội.Nguyễn Thúy tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử. Bà tiếp tục học cao học và nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi bà đã có những nghiên cứu sâu rộng về các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các giai đoạn Lý, Trần và Lê sơ. Bà cũng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Đông Nam Á, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về khu vực này.