Thời cổ đại

Nền văn minh Sumer: Viên ngọc rực rỡ của Lưỡng Hà cổ đại

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Vị trí của nền văn minh Sumer chính là vùng Lưỡng Hà, nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, từ khoảng năm 4.500 đến 1.900 TCN. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về nguồn gốc lịch sử và thành tựu của nền văn minh Sumer.

Nền văn minh Sumer là gì? 

nen-van-minh-sumer-la-gi

Sumer là một nền văn minh cổ đại và cũng để chỉ khu vực lịch sử ở phía nam Lưỡng (Iraq ngày nay), bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn nằm giữa sông Tigris và Euphrates, phía đông nam giáp Vịnh Ba Tư. Nền văn minh Sumer phát triển từ cuối thiên niên kỷ 4 cho đến hết thiên niên kỷ 3 TCN, và là một trong những nền văn minh đầu tiên được biết đến trên thế giới, cùng với Ai Cập cổ đại, Norte Chico và văn minh lưu vực sông Ấn.

Ngôn ngữ chính ở Sumer là tiếng Sumer, một ngôn ngữ biệt lập chưa rõ nguồn gốc, tồn tại song song với các ngôn ngữ khác, chủ yếu là tiếng Akkad, một ngôn ngữ Semit đến từ phía bắc của Hạ Lưỡng Hà. Trong các nghiên cứu gần đây về Sumer, thuật ngữ Sumer bao gồm toàn bộ lịch sử của Hạ Lưỡng Hà trong giai đoạn này chứ không để chỉ riêng minh các quốc gia Sumer.

Nguồn gốc nền văn minh Sumer

nguon-goc-nen-van-minh-sumer

Phần lớn các nhà sử học cho rằng Sumer có người định cư đầu tiên từ k. 5500 đến 4000 TCN bởi một nhóm người Tây Á nói tiếng Sumer (thể hiện ở tên của các thành phố, dòng sông, nghề nghiệp cơ bản…). Người Sumer là giống người phi Semit, và nói một ngôn ngữ cô lập; một số nhà ngôn ngữ tin rằng có thể tìm thấy dấu vết của một ngôn ngữ nền cổ bên dưới tiếng Sumer, bởi vì tên của một số thành phố lớn của Sumer không phải là tiếng Sumer, cho thấy ảnh hưởng của những dân cư sống từ trước đó. Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ cho thấy sự tiếp nối rõ ràng, không bị ngắt quãng từ thời Tiền giai đoạn Ubaid (5300–4700 TCN) của những khu định cư phía nam Lưỡng Hà. Người Sumer định cư ở đây canh tác trên những mảnh đất trong vùng đã được họ làm màu mỡ bằng trầm tích phù sa hai con sông Tigris và Euphrates.

Nguồn gốc của đế chế Sumer vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sử học đều cho rằng người Sumer là một nhóm người Tây Á nói tiếng Sumer, đã di cư đến vùng Lưỡng Hà từ khoảng 5500 đến 4000 TCN.

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, người Sumer đã định cư ở vùng Lưỡng Hà từ rất sớm. Các di tích khảo cổ cho thấy, người Sumer đã biết trồng trọt, chăn nuôi, và xây dựng các thành phố từ khoảng 5000 TCN.

Vào khoảng 3100 TCN, người Sumer đã thống nhất các thành bang ở vùng Lưỡng Hà thành một đế chế. Đế chế Sumer là một đế chế hùng mạnh, đã thống trị vùng Lưỡng Hà trong hơn 1000 năm.

Tôn giáo và xã hội của người Sumer

ton-giao-va-xa-hoi-cua-nguoi-sumer

Người Sumer tin vào thuyết đa thần hay niềm tin ở nhiều thần linh. Không có một hệ thống thần linh cho toàn thể đế quốc; mỗi thành bang có vị thần bảo trợ, đền đài và vị vua thầy tu riêng biệt. Người Sumer có lẽ là những người đầu tiên ghi lại những đức tin của mình. Theo họ, con người đã được sinh ra từ đất sét và sống để phục vụ các vị thần, tức là con người phải phục vụ tôn giáo chứ không phải tôn giáo phục vụ con người.

Xã hội Sumer là một dạng cơ cấu phức tạp giữa tự do và lệ thuộc. Dân chúng được phân thành bốn nhóm: quý tộc, môn khách của quý tộc, bình dân, và nô lệ. Quý tộc gồm có vua, hoàng gia, tư tế, và quan lại. Nhìn chung thì vua nắm vai trò lãnh đạo quân sự, ban đầu do dân bầu ra. Ông ta xây dựng quân đội và chinh chiến khi cần thiết. Quyền lực của vua và việc chiến tranh liên miên biến ông thành nhân vật tối cao của thành bang, và dần dà chuyển sang kiểu cha truyền con nối. Biểu tượng hoàng gia là cung điện mà vẻ huy hoàng sánh ngang với điện thần.

Vua và quan lại nắm giữ hầu hết đất đai tài sản, và nô lệ làm việc cho họ. Môn khách là công dân tự do nhưng phụ thuộc vào giới quý tộc. Đổi lại giới quý tộc cho họ đất đai để cày cấy. Nhưng chỉ là quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn là của quý tộc. Tóm lại giới quý tộc thâu tóm phần lớn đất đai màu mỡ, và kiểm soát phần đông dân chúng trong xã hội. Họ là lực lượng elite của xã hội Mesopotamia.

Bình dân là công dân bình thường. Về cơ bản họ độc lập với quý tộc, nhưng còn lâu mới sánh được với quý tộc về địa vị và quyền lực chính trị. Bình dân chủ yếu thuộc về các gia tộc cở sở hữu đất đai. Họ có thể bán đất nếu gia tộc cho phép. Và ngay cả vua cũng không được quyền chiếm đất của họ nếu họ không đồng ý. Bình dân có tiếng nói trong các việc chính trị, và được pháp luật bảo vệ.

Dưới đáy cái cơ chế này, cũng như bao cơ chế khác từng tồn tại trong lịch sử loài người từ cổ đại đến hiện đại, là tầng lớp nô lệ. Nô lệ tại Mesopotamia chủ yếu là dân nhập cư và tù binh chiến tranh. Một nhóm nô lệ khác là tội phạm bị giáng cấp bậc xã hội. Nhưng số này may mắn hơn nhiều so với loại nô lệ vĩnh cửu kia, vì họ sẽ được trả tự do sau ba năm trừng phạt.

Số phân mọi nô lệ đều tuỳ vào sự định đoạt của chủ sở hữu. Đánh đập hành hạ bán chác tuỳ ý ông ta. Nhưng nô lệ cũng không phải là những con thú chỉ biết vật vạ suốt ngày. Họ là lực lượng lao động chính tham gia việc buôn bán và tạo ra lợi nhuận. Và nhiều nô lệ có thể dùng tiền để mua tự do. Hoặc ít nhất có thể vay tiền ai đó để mua sự bảo vệ của pháp luật.

Một số thành tựu của nền văn minh Sumer

mot-so-thanh-tuu-cua-nen-van-minh-sumer

Enn văn minh của người Sumer có rất nhiều tiến bộ vượt bậc, vượt xa thời kỳ mông muội trước đó. Thậm chí người hiện đại ngày nay vẫn còn đang kế thừa nhiều di sản của người Sumer cổ đại. Một số “thuyết âm mưu” còn cho rằng nền văn minh Sumer được người ngoài hành tinh giúp đỡ.

Về giáo dục

Người Sumer đã mở trường dạy học sau khi phát minh ra chữ viết vào cuối thiên niên kỷ thứ tư trước Công Nguyên (khoảng 3.150 TCN). Họ gọi trường học là “nhà của những tấm đất sét”, gọi thầy giáo là cha, học trò là con và phụ giảng là anh cả. Học trò bị phạt kỷ luật bằng roi hay bằng gậy.

Về chính trị và luật pháp

Người Sumer đã biết cách tổ chức các định chế dân chủ tương tự như lưỡng viện quốc hội: những tấm đất sét có niên đại 3.000 TCN ghi cuộc tranh luận trong buổi họp của những người đàn ông võ trang quyết định việc nên hòa hay chiến, tương tự như Hạ viện. Quyết định của buổi họp này phải được đưa lên Hội đồng các trưởng lão, trong đó ý kiến của vua là tối hậu, tương tự như Thượng viện. Họ tổ chức việc xét xử tội phạm thiếu nhi riêng rẽ với việc xét xử người lớn.

Người Sumer đã phát triển một hệ thống đo lường phức tạp vào khoảng năm 4.000 TCN. Hệ thống đo lường tiên tiến này dẫn tới sự ra đời của số học, hình học, và đại số. Từ khoảng năm 2.600 TCN trở về sau, người Sumer đã viết nhiều bảng tính nhân trên những bảng đất sét và đã giải các bài hình học và bài tính chia. Những dấu vết sớm nhất của chữ số Babylon cũng có từ giai đoạn này. Giai đoạn khoảng năm 2.700–2.300 TCN chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của bảng tính, và một bảng gồm các cột liên tục phân định các trật tự liên tục của độ lớn của hệ thống số lục phân. Người Sumer là những người đầu tiên sử dụng một hệ thống số giá trị vị trí. Cũng có bằng chứng mang tính chất giai thoại rằng người Sumer có thể đã sử dụng một kiểu thước trượt trong việc tính toán thiên văn học. Họ là người đầu tiên tính ra diện tích của một hình tam giác và thể tích của một khối trụ.

Kinh tế nông nghiệp

kinh-te-nong-nghiep-cua-nguoi-sumer

Người Sumer đã chấp nhận một phương thức đời sống nông nghiệp có lẽ sớm ngay từ khoảng năm 5.000 – 4.500 TCN, họ đã thể hiện một số kỹ thuật nông nghiệp cơ bản, bao gồm thủy lợi có tổ chức, trồng cấy tập trung trên quy mô lớn, chuyên canh có sử dụng cày và sử dụng nhân công chuyên nghiệp. Họ trồng lúa mạch, đậu xanh, đậu lăng, lúa mì, chà là, hành, tỏi, rau diếp, tỏi tây và mù tạc. Người Sumer đánh bắt nhiều loại cá và săn bắt gà và linh dương.

Người Sumer cũng đã thuần hóa và chăn nuôi cừu, bò, dê, lợn. Người Sumer cũng có một mạng lưới thương mại cổ đại rất lớn tập trung quanh khu vực vịnh Ba Tư.

Kinh tế thương mại

Những phát hiện về đá vỏ chai tại những vùng xa xôi ở Anatolia và lapis lazuli từ Badakhshan ở đông bắc Afghanistan, hạt cườm ở Dilmun (Bahrain hiện nay), và nhiều con dấu có ký tự Thung lũng sông Ấn cho thấy một mạng lưới thương mại cổ đại rất lớn tập trung quanh khu vực vịnh Ba Tư.

Sử thi Gilgamesh nhắc tới thương mại với những vùng đất xa xôi trao đổi những hàng hóa khan hiếm ở Lưỡng Hà như gỗ. Đặc biệt, cây tuyết tùng từ Liban rất được ưa chuộng. Việc tìm thấy nhựa thông trong mộ Hoàng hậu Puabi tại Ur cho thấy nó đã được mua về từ tận Mozambique.

Người Sumer sử dụng nô lệ, mặc dù không phải là một thành phần lớn của nền kinh tế. Nữ nô lệ làm những việc như dệt vải, ép dầu, xay xát, và mang vác.

Những người thợ làm đồ gốm Sumer trang trí các bình gốm bằng sơn dầu tuyết tùng. Họ dùng một chiếc khoan cần cung để tạo ra lửa nung đồ gốm. Thợ nề và thợ kim hoàn Sumer đã biết sử dụng thạch cao (canxít), ngà voi, sắt, vàng, bạc, carnelian, và lưu ly.

Kiến trúc – nghệ thuật

Các ngành công nghệ, thủ công nghiệp thời đó của Sumer cũng rất phát triển. Những ví dụ về công nghệ của người Sumer bao gồm: bánh xe, chữ hình nêm, số học và hình học, các hệ thống thủy lợi, những con tàu Sumer, lịch mặt trăng mặt trời, đồng, da, cưa, đục, búa, trụ chống, hàm thiếc, đinh, ghim, nhẫn trang sức, cuốc, rìu, dao, mũi giáo, đầu mũi tên, kiếm, hồ dính, dao găm, túi da đựng nước, túi, yên ngựa, giáp, ống tên, xe chiến, bao kiếm, giày, dép sandal, lao móc và bia.

Các công trình xây dựng dưới thời Sumer được làm bằng gạch bùn phẳng-lồi, không được trộn với vữa nên dễ bị xuống cấp theo thời gian. Người Sumer cũng có những công trình to lớn như Kim tự tháp – Đài chiêm tinh Ziggurat, một công trình mang tính chất tôn giáo – thiên văn thời kỳ đó.

Những cuộc chiến tranh hầu như liên tục giữa các thành bang Sumer trong 2000 năm đã giúp phát triển các kỹ thuật và công nghệ chiến tranh của Sumer tới một mức độ cao. Các đội quân Sumer gồm chủ yếu là bộ binh. Những lính bộ binh mang giáo, đội mũ trụ đồng và mang các tấm khiên bằng da hay liễu gai. Những người lính cầm giáo được sử dụng trong đội hình giống với đội hình Phalanx, vốn đòi hỏi việc huấn luyện và kỷ luật; điều này cho thấy rằng người Sumer có thể đã sử dụng các chiến binh chuyên nghiệp. Người Sumer cũng sử dụng xe ngựa và xe bò như những chiến xa chiến đấu cơ động.

Tác giả: