Thời cổ đại

Tìm hiểu thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại là một nét văn hóa cho đến ngày nay vẫn làm đau đầu giới khoa học. Người Ai Cập cổ đại sử dụng kỹ thuật ướp xác như một phương pháp hiệu quả để bảo quản thi thể sau khi chết. Điều đáng chú ý là kỹ thuật này đã được thực hiện đến mức hoàn hảo, giữ cho thi thể không bị biến dạng qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.

Xác ướp là gì

Xác ướp là một người hoặc động vật có da với các cơ quan đã được bảo quản bằng cách tiếp xúc cố ý hoặc ngẫu nhiên với hóa chất, ở nhiệt độ cực lạnh (vùng núi cao hoặc 2 địa cực), độ ẩm rất thấp, hoặc thiếu không khí khi cơ thể đang chìm trong đầm lầy, khi đó quá trình phân huỷ cơ thể sẽ bị ức chế hoặc dừng hẳn. Một số tác giả giới hạn xác ướp chỉ với việc ướp xác dùng các hóa chất, nhưng thuật ngữ này đã được sử dụng từ năm 1615.

xac-uop-la-gi

Xác ướp của người và các động vật khác đã được tìm thấy trên toàn thế giới, cả hai được xem như là một quá trình bảo tồn tự nhiên nhờ các điều kiện bất thường của thiên nhiên, được xem là hiện vật văn hóa, có giá trị lịch sử và khảo cổ lớn. Hơn một triệu xác ướp động vật được tìm thấy ở Ai Cập, trong đó có nhiều mèo.Một trong những xác ướp tự nhiên lâu đời nhất là một cái đầu người bị cắt đứt vào khoảng 6.000 năm trước, được tìm thấy vào năm 1936 tại địa điểm có tên là Inca Cueva, Nam Mĩ.

Thuật ướp xác

Thuật ướp xác bắt đầu vào khoảng thời gian 2600 năm Trước Công nguyên tại, và ban đầu, chỉ các pharaoh – người trị vì vương quốc mới được phép ướp xác. Khoảng 600 năm sau, suy nghĩ này thay đổi, người thường cũng đã được phép ướp xác và đặt đồ quý giá vào lăng mộ của riêng mình.

thuat-uop-xac

Người Ai Cập cổ đại tin rằng mỗi cá nhân đều sở hữu một linh hồn, và khi qua đời, một phần của linh hồn sẽ mãi mãi gắn liền với thể xác. Do đó, việc bảo quản thi thể để giữ lại phần hồn là vô cùng quan trọng đối với họ. Nhưng làm thế nào để tạo ra một xác ướp vẫn nguyên vẹn qua hàng ngàn năm? Về phần dụng cụ, để ướp xác, họ cần có những công cụ như: Bốn bình chứa nội tạng, muối natron, vải lanh,… và một thầy tu có kinh nghiệm để thực hiện quá trình này.

Thông thường quá trình ướp xác kéo dài khoảng 70 ngày và bao gồm các bước sau đây:

Loại bỏ nội tạng

Đầu tiên, người Ai Cập cổ đại  sử dụng một chiếc móc kim loại đặc biệt đưa vào lỗ mũi và nhẹ nhàng khuấy để tủy não chảy ra ngoài. Khi dịch não được lấy hết, họ đổ rượu vào từ đường mũi để làm sạch và khử trùng.

loai-bo-noi-tang

Tiếp theo, các bộ phận như dạ dày, gan, phổi và ruột sẽ được rút ra khỏi xác ướp thông qua một vết cắt nhỏ ở bên trái bụng. Thầy tu sau đó loại bỏ nội tạng và đặt chúng vào các bình canopic được thiết kế theo hình dạng bốn người con trai của thần Horus để bảo vệ, sau đó đặt vào trong mộ trong quá trình lễ chôn cất.

Mỗi một chiếc bình đựng tượng trưng cho một vị thần chịu trách nhiệm bảo vệ các bộ phận:

  • Vị thần đầu người Imset chịu trách nhiệm bảo vệ gan
  • Vị thần đầu sói Duamutef chịu trách nhiệm bảo vệ dạ dày
  • Vị thần đầu khỉ đầu chó Hapi chịu trách nhiệm bảo vệ phổi
  • Vị thần đầu chim Qebehsenuef chịu trách nhiệm bảo vệ ruột

Chỉ có trái tim được giữ lại bên trong cơ thể vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứa ý thức và tính cách của một người. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ có khoảng 25% xác ướp được phát hiện còn giữ lại trái tim bên trong.

Làm sạch cơ thể

lam-sach-co-the

Bước tiếp theo, phần bên trong cơ thể người chết sẽ được rửa sạch bằng rượu và hương liệu, với mỗi bộ phận sử dụng vật liệu và phương pháp tương ứng. Đối với hộp sọ rỗng, người thực hiện quy trình sẽ đổ nhựa cây vào qua lỗ mũi. Sau đó, người chết sẽ trải qua “tắm rửa” cuối cùng bằng nước sông Nile, một phần quan trọng mang ý nghĩa tôn giáo.

Ủ muối

u-muoi

Sau các bước trên, xác ướp sẽ được thoa dầu cọ và đắp muối Natron, một chất quan trọng giữ cho xác ướp nguyên vẹn theo thời gian, diệt khuẩn và ký sinh trùng, cũng như loại bỏ nước từ mô cơ thể để ngăn chặn quá trình phân hủy.

Thường thì, quá trình ướp muối Natron kéo dài trong 35 ngày, kết quả là một khối màu nâu, đã cứng chắc. Sau khoảng thời gian này, các thầy tu sẽ thêm nước hoa và phủ một lớp nhựa cây lên cơ thể để niêm phong, sau đó mát xa cơ thể bằng hỗn hợp sáp chứa dầu tuyết tùng. Cuối cùng, họ đặt một miếng kim loại hình con mắt của Horus lên vết rạch ở bụng của xác ướp.

Quấn xác và đặt vào quan tài

quan-xac-va-dat-vao-quan-tai

Công đoạn cuối cùng, người Ai Cập cổ sẽ tiến hành bọc xác ướp bằng vải lanh rồi đặt vào quan tài lồng nhau hoặc quan tài bằng đá. Ngoài ra, người ta cũng đặt những loại bùa chú khác nhau giữa các lớp vải bọc của xác ướp với niềm tin rằng chúng sẽ bảo vệ người đã khuất.

Ngày nay, tia X là một trong những công cụ quan trọng nhất trong nghiên cứu xác ướp cổ đại. Kỹ thuật này cho phép các nhà khảo cổ học và chuyên gia nhìn thấy bên trong xác ướp mà không cần mở hộp sọ hoặc cắt bỏ cơ thể.

Nhờ đó, họ có thể phát hiện các chi tiết mà mắt thường không thể nhìn thấy, chẳng hạn như dây thần kinh, mạch máu ở lớp móng tay, lớp da khác nhau, và thậm chí cả các tế bào mỡ. Những phát hiện này đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên. Họ không thể tin rằng những xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn đến vậy. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại đã có những kỹ thuật ướp xác vô cùng tinh vi và phức tạp.

Tác giả: