Thời cổ đại

Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Nền văn minh Trung Hoa cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Nó đã tồn tại trong hơn 5.000 năm, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.

Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa

kham-pha-nen-van-minh-trung-hoa-co-dai

Nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp, bao gồm đất đai màu mỡ, khí hậu ấm áp, và nguồn nước dồi dào.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy con người đã sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng 10.000 năm trước. Đến khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, các cư dân của lưu vực sông Hoàng Hà đã bắt đầu phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, và các nghề thủ công. Họ cũng đã phát triển hệ thống chữ viết, tôn giáo, và nghệ thuật.

Các triều đại đầu tiên của Trung Hoa đã được thành lập ở lưu vực sông Hoàng Hà. Triều đại nhà Hạ (2070-1600 TCN) là triều đại đầu tiên của Trung Hoa có lịch sử được ghi chép lại. Triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN) là triều đại đã phát triển chữ viết Trung Quốc và hệ thống chính trị của Trung Hoa.

Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa

co-so-hinh-thanh-nen-van-minh-trung-hoa

Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5464km) và Trường Giang (5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng.

Dân cư

Cư dân: không phải là một dân tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau. Cư dân đầu tiên đến vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thương. Hạ không phải là dân bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ. Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thương có sự đồng hóa, đưa đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất được gọi là Hoa Hạ. Trong khi đó ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của các bộ tộc được gọi là Man, Di, hoàn toàn khác cư dân vùng Hoàng Hà từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán…

Đặc điểm nền văn minh Trung Hoa

dac-diem-nen-van-minh-trung-hoa

Nền văn minh Trung Quốc là nền văn minh duy nhất không bị gián đoạn trong lịch sử loài người. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nền văn minh Trung Quốc đã hình thành những đặc điểm chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh phát triển không ngừng và trải qua những giai đoạn rõ rệt. Khi một giai đoạn nhất định suy tàn, nó sẽ thay đổi và sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển. Vòng lặp như vậy đã làm cho sức sống của nền văn minh Hoa trở nên vô tận và tiếp tục cho đến ngày nay.

Thứ hai nền văn minh Trung Hoa chưa bao giờ bị gián đoạn, chủ yếu là nhờ vào sự tích lũy văn minh không ngừng. Sự tích lũy này được thể hiện ở hai khía cạnh:

  • Thứ nhất, có một số lượng lớn các tài liệu ghi chép;
  • Thứ hai, bảo tồn được vô số hiện vật vật chất, bao gồm các di vật, di tích, v.v…

Một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa cổ đại

mot-so-gia-tri-noi-bat cua-nen-van-minh-trung-hoa

Một nền văn minh huy hoàng và lâu đời luôn có trong mình những giá trị xuất sắc về văn hóa, tinh thần hoặc vật chất để truyền lại cho thế hệ sau. Những giá trị này tuy đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn sẽ luôn có nhiều giá trị cần học hỏi. Sau đây hãy cùng HiCampus điểm qua một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa nhé!

Tư tưởng văn minh

Cốt lõi tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa là việc thiết lập các giáo lý Thần đạo, giáo dục lễ nhạc, khác biệt Hoa – Di. Đồng thời cũng đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Ngoài ra, Dịch học là căn bản của nền văn minh Trung Hoa rộng lớn và sâu sắc.

Bách gia chư tử 

Bách gia chư tử có đặc điểm chung là đều kế thừa sự giáo dục về thi họa lễ nhạc của hoàng gia, đều tôn trọng lễ nghi quân thần phụ tử và sự khác biệt vợ chồng con cái. Vào thời Xuân Thu, khi hoàng thất suy tàn, chư hầu tranh quyền đoạt lợi, các học giả đã đi khắp nơi để vạch ra kế hoạch và mưu lược, vì vậy đến thời Chiến Quốc đã xuất hiện cục diện “bách gia tranh minh”.

Sự phân chia bách gia đã xuất hiện từ thời cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm. Trong cuốn “Luận lục gia yếu chỉ”, ông đã chia bách gia thành 6 loại: Âm dương, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Đạo. Sau này, Lưu Hâm đã thêm vào 4 loại khác là: Tung hoành, Tạp, Nông, Tiểu thuyết. Sau này, “Tiểu thuyết” đã không còn được công nhận, từ đó chỉ còn 9 phái gọi là “cửu lưu”.

Tam cương ngũ thường 

Thi, thư, lễ, nhạc, dịch hợp thành Ngũ kinh, Ngũ kinh tương ứng với Ngũ thường. Ngũ thường bao gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Theo đó, người nhân là người biết nhường nhịn và yêu thương người khác. Người nghĩa là người quyết đoán và công bằng. Người lễ là người khéo léo, cư xử đúng mực. Người trí là người biết phân biệt đúng sai phải trái. Người tín là người chân thành và giữ lời hứa.

Lục kinh 

Lục kinh là 6 cuốn sách cổ được Khổng Tử biên soạn và giảng dạy dưới thời tiên Tần. Trong đó bao gồm: Thi, thư, lễ, dịch, nhạc, Xuân Thu. Sáu cuốn sách này không phải do Khổng Tử viết mà ông chỉ biên soạn và chỉnh sửa lại.

Lục kinh chính là sự kết thừa và phát triển của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay những bộ sách này vẫn còn đang được nghiên cứu và giảng dạy.

Tác giả: